Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lời cảnh báo về thảm họa tuyệt chủng của 800 loài

Các nhà khoa học đã soạn ra một bản đồ toàn cầu nhằm xác định các địa điểm phân bố của nhiều loài động, thực vật đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Bảng danh sách này được lập bởi một nhóm liên minh các nhà bảo tồn thiên nhiên; họ cho rằng, có khoảng gần 800 loài động, thực vật quý hiếm sẽ sớm biến mất hoàn toàn nếu không có các biện pháp bảo vệ khẩn cấp.

Hầu hết trong số 800 loài này được phát hiện tại một khu vực, chủ yếu là vùng nhiệt đới.

Trên tạp chí “National Academy of Sciences”, các nhà khoa học cho biết việc bảo vệ các vùng này sẽ tốn khoảng 1.000 USD/1 năm.

“Đây là bản danh sách đầy đủ các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng”, Stuart Butchart -  điều phối viên chương trình bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm toàn cầu, thuộc tổ chức BirdLife (một tổ chức tham gia vào việc lập bản đồ nói trên) cho biết. 

“Phần lớn các loài trên đang sống ở từng vị trí đơn lẻ, do đó có nguy cơ bị tổn hại cao bởi các tác động của con người. Bảo vệ cho chúng được an toàn là cách duy nhất chúng ta cần phải làm bây giờ. Nếu chúng ta không bảo vệ chúng, chắc chắn chúng sẽ tuyệt chủng”, ông cho biết thêm trên Website BBCNews.

Có 13 nhóm nghiên cứu tham gia liên minh trên. Đứng đầu liên minh là một tổ chức khá mới - AZE (Liên minh vì mục tiêu không tuyệt chủng).

Từ các cơ sở dữ liệu của mình, họ đã lập nên một danh sách gồm 595 vùng, mỗi vùng có ít nhất một loài được coi như đang “gặp nguy hiểm” hoặc “cực kỳ nguy hiểm”, theo tiêu chuẩn về các sinh vật bị đe dọa của sách Đỏ thế giới.

Mỗi vùng được nhắc tới là địa điểm duy nhất sinh vật đó sinh sống, hoặc chứa ít nhất 95% quần thể được biết đến của nó.

Một số vùng có chứa nhiều hơn 1 loài gặp nguy hiểm.

Bởi không phải tất cả các sinh vật trên trái đất đều đã được nghiên cứu hay xác định, nên 794 loài trong danh sách trên chỉ bao gồm các loài chim, động vật có vú, loài lưỡng cư, cây có quả hình nón và một số lớp bò sát.

Phần lớn các khu vực chủ yếu thuộc những vùng nhiệt đới, và hầu hết là tại các nước đang phát triển. Những nơi mật độ dân cư cao hoặc nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo ông John Fa, giám đốc mảng khoa học bảo tồn tại Durrell Wildlife, làm việc với các cộng đồng là chìa khóa cho các chiến lược bảo tồn ở những vùng này.

“Chiến lược của chúng tôi là không chỉ tập trung vào động vật mà còn làm việc bên cạnh các cộng đồng địa phương, làm điều gì đó để hỗ trợ đời sống của họ”.

Nhóm của AZE đã tính toán chi phí cho việc bảo tồn mỗi điểm trong số 595 khu vực nhạy cảm, và kết luận chi phí hàng năm này rất khác nhau, từ 470 USD đến 3,5 triệu USD.

Có 13 nhóm đứng đằng sau bản báo cáo trên, trong đó có Hiệp hội động vật học London, Tổ chức bảo tồn quốc tế, Nhóm bảo tồn chim nước Mỹ…

 

( theo Tạp chí hoạt động khoa học )

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị