Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giấc mơ có thể định hướng và vận hành tư duy?

Giấc mơ không chỉ có vai trò nuôi dưỡng bộ não mà còn là một phần của tư duy. (Nguồn: Internet)
Giấc mơ chính là một phần của đời sống thực, nó không chỉ là sự phản ánh tư duy một cách đơn thuần mà còn góp phần định hướng và vận hành tư duy. Đó là phát hiện của nhà tâm lý học Deirdre Barrett thuộc Đại học Harvard sau một thời gian nghiên cứu về các giấc mơ của con người.

Như vậy, tư duy trong lúc ngủ có thể không̣ thích hợp cho bất cứ công việc quan trọng nào, nhưng con người lại có thể giải quyết được một số vấn đề trong khi... mơ ngủ.

Không những thế, một đề xuất trong lúc mơ ngủ có thể giúp chúng ta tìm ra giải pháp đối với những toan tính dày vò chúng ta hàng giờ khi thức.

Những giấc mơ thường mang tính hình tượng cao và về bản chất là phi logic lại chính là chìa khóa giúp chúng ta vượt ra ngoài khuôn khổ hạn hẹp của tư duy thông thường để tìm lời giải cho những vấn đề cần giải quyết - đó là nhận định của nhà tâm lý học Deirdre Barrett.

Lý thuyết của Barrett về giấc mơ, mà bà thảo luận tại hội nghị của Hiệp hội Tâm lý học diễn ra vào cuối tháng Năm, đã khuấy động giới khoa học về một vấn đề rằng: Giấc mơ thực sự chỉ là suy nghĩ, nhưng trong một trạng thái tương đối khác so với khi đôi mắt của chúng ta mở to. Giấc mơ là một góc bí ẩn của tư duy.

Barette khẳng định: "Bất cứ trạng thái nào mà chúng ta trải qua đều nhằm xoay quanh cùng một vấn đề.”

Mặc dù giấc mơ thoạt đầu chỉ thay đổi theo một hướng khác song chúng có thể ngày càng trở nên tinh tế hơn theo thời gian vì thế mà chúng có thể mang hai nhiệm vụ: Giúp não tái khởi động và giải quyết vấn đề.

Sigmund Freud - nhà tâm lý học nổi tiếng - cho rằng tồn tại giấc mơ là nhằm lấp đầy những ước nguyện của con người chúng ta. Tuy nhiên, sự ban thưởng trong thế giới đầy hình ảnh đó không mấy giúp chúng ta có thêm những bản năng trong đời thực, vốn là một điểm then chốt trong nấc thang tiến hóa.

Các nhà khoa học khác thì cho rằng giấc mơ có tác động một chiều đối với chu trình của giấc ngủ. Những giấc mơ thường xảy ra trong giai đoạn "Mắt đảo nhanh" (Rapid Eye Movement, REM) khi ngủ. Giai đoạn này đóng một số chức năng quan trọng: Thư giãn một phần của não bộ (vì một số khu vực hoạt động trong khi một số khác thì không) và bổ sung thêm một số chất hóa học quan trọng cho não như các chất dẫn truyền thần kinh.

Điều này khiến nhiều học giả cho rằng giấc mơ là điều bình thường mỗi khi người ta chìm vào giai đoạn REM.

Trước đây, nhà tâm lý học Steven Pinker từng cụ thể hóa giấc mơ trên màn hình máy tính và cho rằng có lẽ chúng chẳng có nội dung gì ngoài việc một số khu vực trong não hoạt động.

Tuy nhiên, bà Barrett không nhất trí với những kiến giải của các bậc tiền bối. Bà cho rằng: "Tiến hóa không hề làm điều gì vô nghĩa bởi lẽ kết quả của tiến hóa đều ẩn chứa những câu trả lời hết sức rõ ràng về mặt tư duy.”

Giấc mơ REM là kết quả của một quá trình tiến hóa của động vật có vú trong 220 triệu năm qua. Barrete khẳng định "REM là cuộc cách mạng trong lịch sử tiến hóa của loài người. Rõ ràng, “kẻ nói dối” này có những chức năng đặc biệt khác ngoài việc huyễn hoặc con người khi đời sống thực không đẹp như mơ."

Barrett và các sinh viên của bà ở Havard đã mất 10 năm dày công nghiên cứu và tổng hợp thành nhiều ví dụ điển hình cho hiện tượng này.

Trong một thí nghiệm, Barrett đã để cho các sinh viên của mình lựa chọn một vấn đề nan giải trong công việc nhà để thử giải quyết nó thông qua một giấc mơ. Các sinh viên này tập trung vào vấn đề của mình mỗi tối trước khi lên giường đi ngủ. Bảy ngày sau, một nửa số sinh viên đã mơ về vấn đề này và khoảng 1/4 trong số đó đã tìm ra được lời giải cho các vấn đề của mình.

Barrett cũng mở rộng nghiên cứu về giấc mơ sang văn chương và khoa học với những khó khăn cần giải quyết. Bà nhận thấy hầu hết những vấn đề từ toán học đến nghệ thuật này đều được giải quyết bằng giấc mơ./.
 
Cao Phong (Vietnam+)

  • Người và thú cùng chung một cơ chế thức-ngủ?
  • Kèn vuvuzela khó chịu "ngang ngửa" thư rác
  • Thử nghiệm bay đêm với máy bay năng lượng mặt trời
  • Phát hiện các bong bóng vũ trụ sau vụ nổ Big Bang
  • Siêu tân tinh không sinh ra nguyên tố lớn nhất
  • Hàn Quốc chế tạo loại rô-bốt thông tắc động mạch
  • Triển vọng sản xuất các loại áo chống đạn siêu nhẹ
  • Sông băng tan chảy khiến khủng hoảng lương thực
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị