Vết nứt dài 60 km không ngừng mở rộng từ năm 2005 đến nay. Ảnh: University of Auckland |
Các nhà địa chất Anh đã đưa ra nhận định trên sau nhiều năm theo dõi một vết nứt dài 60 km xuất hiện ở Ethiopia năm 2005 và đến nay không ngừng mở rộng. Đại dương mới này, theo dự báo của các chuyên gia, sẽ chia đôi lục địa đen mặc dù quá trình phân tách có thể mất khoảng 10 triệu năm.
Cách đây 5 năm, một đường nứt dài 60 km thuộc vùng Afar (cực Bắc Ethiopia)xuất hiện và giãn rộng đến 8 mét chỉ trong 10 ngày. Theo các nhà nghiên cứu, những dòng nham thạch nóng bỏng từ sâu bên dưới lòng đất trào lên mặt đất và tạo nên vết nứt. Cho đến nay, tình trạng phun trào từ trong lòng đất vẫn tiếp diễn, và theo dự báo, vùng Sừng châu Phi sẽ tách ra khỏi phần còn lại của lục địa đen để nhường chỗ cho đại dương mới hình thành.
Theo tiến sĩ James Hammond ở Đại học Bristol (Anh), một thành viên của nhóm nghiên cứu, nhiều nơi thuộc vùng Afar hiện thấp hơn mặt nước biển và được ngăn cách với đại dương bởi một dải đất ngang 20 m ở nước láng giềng Eritrea. Trong tương lai, dải đất này sẽ dạt ra và nước biển sẽ tràn vào và tạo ra đại dương mới. Quá trình hình thành đại dương mới sẽ tiếp diễn để rồi cuối cùng nhiều khu vực ở miền Nam Ethiopia và Somalie sẽ tách ra xa, tạo nên một hòn đảo mới.
“Chúng ta sẽ thấy một châu Phi nhỏ hơn và một hòn đảo rất lớn sẽ trôi giạt ra Ấn Độ Dương”, Tiến sĩ Hammond dự báo.
(Theo BẢO TRÂM // Cantho Online // BBC)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com