Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Một trận lụt thảm khốc đã gây ra giá lạnh 13.000 năm trước

Các nhà khoa học cho biết, họ đã phát hiện ra tác nhân gây ra hiện tượng lạnh buốt cách đây 13.000 năm, đẩy châu Âu vào “tiểu kỷ băng hà”.

Mark Bateman thuộc Đại học Shelffield, Anh, cho biết, một trận lụt thảm khốc đã làm vỡ tràn một hồ khổng lồ ở Bắc Mỹ, khiến một lượng lớn nước sạch chảy ra biển Đại Tây Dương.

Điều này đã dẫn tới sự sụp đổ một phần vòng tuần hoàn của biển Vùng Vịnh vốn mang lại sự ấm áp cho châu Âu.

“Chúng ta đang nói về một chiếc hồ có kích thước bằng cả Vương quốc Anh đột nhiên rỗng không. Chúng tôi không biết chính xác thời gian xảy ra việc này nhưng chúng tôi đang nói tới một trận lụt khủng khiếp”.

Phát hiện này đã góp phần khẳng định những học thuyết trước đây về việc dường như đó là nguyên nhân gây ra thời kỳ lạnh giá một cách đột ngột, được gọi là Youger Dryas, khi nhiệt độ ở châu Âu, tương tự như mức ngày nay, nhanh chóng quay trở lại giai đoạn của kỷ băng hà. Giai đoạn băng giá này kéo dài trong khoảng 1.400 năm.

Vùng Vịnh hoạt động như một băng tải bằng cách mang nước ấm từ vùng nhiệt đới tới châu Âu trong khi nước muối lạnh thì bị nhấn sâu, đẩy xa về phía bắc. Nhưng vòng tuần hoàn “bị đảo lộn” đã mang nhiều nước ấm hơn từ phương nam.

Các nhà khoa học về khí hậu lo sợ hiện tượng ấm lên toàn cầu đang diễn ra nhanh chóng có thể dẫn tới sự gia tăng lớn lượng nước tan chảy từ Greenland. Sự dâng tràn nước sạch này có thể gây ra một đỉnh điểm làm tràn Vùng Vịnh, đánh sập vùng biển này và có thể đẩy châu Âu vào một thời kỳ lạnh sâu khác.

Bateman và các đồng nghiệp của ông đã ghi nhận một phần của nước lụt từ Hồ Agassiz bao phủ một phần của vùng đất được gọi là Canada và Bắc Mỹ ngày nay. Hồ này đã hình thành trước cả tảng băng lớn đã từng bao phủ phần lớn Bắc Mỹ.

Trước đây, các nhà khoa học đã từng đoán rằng một trận lụt khổng lồ đã gây tràn một chiếc hồ có thể đã gây ra giai đoạn băng giá Yourger Dryas nhưng không thể xác định được đường đi của nước lụt.

Bateman đã phát hiện thấy, nước chảy xuống sông Mackenzie, con sông dài nhất của Canada, dài hơn cả con sông Saint Lawrence Seaway trước đây dường như đã từng có đường đi như vậy.

Nghiên cứu các lớp trầm tích từ những mỏm dọc vùng đồng bằng sông, ông Bateman cho biết, bằng chứng này đã nối một khu vực rộng lớn ở nhiều độ cao khác nhau. Điều này chỉ có thể được giải thích bằng một trận lụt khổng lồ từ Hồ Agassiz.

Việc xác định tuổi của trầm tích đã giúp các nhà nghiên cứu xác định được thời điểm của trận lụt, cho thấy nó xảy ra ngay trước khi thời kỳ Younger Dryas bắt đầu.

Những quan sát từ vệ tinh và mô hình máy tính cho thấy, tảng băng ở Greenland đang tan chảy với một mức độ nhanh hơn, khiến một lượng lớn băng và nước băng chảy xuống biển Bắc Đại Tây Dương.

Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Khoa học vào tháng 11/2009 đã cho biết, những mùa hè vừa qua đã thúc nhanh hơn lượng mất mát lớn băng ở Greenland, tương đương với 273km3 mỗi năm trong giai đoạn 2006-2008. Điều này cũng đồng nghĩa với sự tăng lên 0,75mm mực nước biển mỗi năm.

(Theo Hanoimoi Online // Reuter)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị