Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mực nước biển sẽ dâng cao thêm 1 mét trong vòng 100 năm tới

Khả năng lũ lục do bão sẽ rất cao nếu đại dương dâng cao thêm 1m. Việc dâng cao mực nước biển như thế sẽ không làm ngập các vùng đất liền rộng lớn, nhưng mực nước cao khác thường sẽ xảy ra thường xuyên với tần số ít nhất 1000 lần ở những vùng có nguy cơ

Một nghiên cứu mới cho thấy đại dương có thể dâng cao lên đến hơn 1 mét so với mức nước biển hiện thời trong vòng 100 năm tới – cao gấp 3 lần dự đoán từ Ban Liên Chính Phủ Về Sự Thay Đổi Khí Hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC)

Các kết quả mới đột phá này từ sự hợp tác quốc tế giữa các nhà nghiên cứu từ Viện Niels Bohr của trường đại học Copenhagen, Anh và Phần Lan được đăng trong tạp chí khoa học Climate Dynamics.

Theo IPCC, khí hậu toàn cầu trong thế kỷ sắp tới sẽ tăng thêm từ 2 đến 4 độ so với hiện thời, nhưng đại dương sẽ ấm lên chậm hơn nhiều so với khí quyển và các tảng băng khổng lồ ở Greenland và Châu Nam Cực tan chảy cũng chậm hơn.

Sự không chắc chắn lớn nhất khi tính toán mức độ gia tăng mực nước biển trong tương lai nằm ở chỗ không chắc chắn được mức độ tan và chảy ra biển của những tảng bang trên đất liền bao nhiêu.

Việc dự đoán mức độ tan của các tảng băng này để làm nền tảng cho IPCC dự đoán về độ tăng mực nước biển không thể hiển được sự thay đổi nhanh chóng quan sát thấy trong những năm gần đây. Vì vậy, nghiên cứu mới đã thực hiện một phương pháp khác.

Nhìn vào sự tương ứng trực tiếp

“Thay vì tính toán dựa trên những gì mà người ta tin rằng sẽ xảy ra với sự tan chảy của các tảng băng, chúng tôi đã tính toán dựa trên những gì thật sự xảy ra trong quá khứ. Chúng tôi đã xem xét mối quan hệ trực tiếp giữa nhiệt độ toàn cầu và mực nước biển cách đây 2000 năm trong quá khứ,” nhà địa vật lý Aslak Grinsted của trường Copenhagen giải thích.

Với sự trợ giúp của các vòng tuổi hàng năm của cây và phân tích từ việc khoan lõi băng, các nhà nghiên cứu đã tính được nhiệt độ của khí hậu toàn cầu cách đây 2000 năm. Các nhà nghiên cứu đã quan sát rất cẩn thận mực nước biển trong khoảng 300 năm ở một vài nơi trên thế giới và ngoài ra, còn có tài liệu lịch sử về mực nước biển trong quá khứ ở những nơi khác trên thế giới.

Bằng cách kết hợp hai bộ thông tin lại với nhau, ông Aslak Grinsted đã thấy được mối liên hệ giữa nhiệt độ và mực nước biển Chẳng hạn, trong thời trung cổ khoảng thế kỷ 12, có một giai đoạn ấm áp khi mực nước biển cao hơn khoảng 20 cm so với ngày nay và trong thế kỷ 18, có thời kỳ “hơi băng hà” khi mực nước biển thấp hơn xấp xỉ 25 cm so với ngày nay.

Độ tăng mực nước biển trong tương lai giống trong quá khứ

Giả sử khí hậu trong thế kỷ sắp tới sẽ ấm hơn 3 độ, thì dự đoán theo mô hình mới cho thấy đại dương sẽ tăng cao từ 0.9 đến1.3m. Tăng quá nhanh như vậy nghĩa ra, tảng băng sẽ tan nhanh hơn nhiều so với người ta nghĩ trước đây. Nhưng người ta đã quan sát thấy rằng băng phản ứng nhanh hơn với sự gia tăng nhiệt độ so với các chuyên gia suy nghĩ chỉ cách đây vài năm trở lại đây.

Và các nghiên cứu từ thời kỳ băng hà cho thấy các tảng băng có thể tan chảy nhanh chóng. Khi thời kỳ băng hà kết thúc cách đây 11,700 năm, các tảng băng tan nhanh đến nỗi mực nước biển dâng cao 11mm mỗi năm – tương đương với 1 m trong 100 năm. Trong tình hình hiện tại với hiện tượng ấm lên toàn cầu, ông Aslak Grinsted tin rằng, mực nước biển sẽ dâng cao với tốc độ giống như vậy – nghĩa là 1 met trong khoảng thời gian 100 năm tới.

(Theo ScienceDaily - Sở KHCN Đồng Nai )

  • Nước sôi giữa lòng Bắc cực
  • Pháp xây thêm lò phản ứng hạt nhân thế hệ 3
  • Ánh sáng phân cực đánh lạc hướng động vật
  • Phương pháp sản xuất hydrô mới có thể giảm được nhu cầu dùng nhiên liệu hoá thạch
  • Phát hiện hệ hành tinh mới hình thành trong vũ trụ
  • Xua tan những hồi ức đáng sợ
  • Nhờ đâu động vật biết chọn chuối chín?
  • Hàn Quốc chế tạo robot cá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị