Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mỹ phát hiện hai hóa thạch chủng khủng long mới

Khủng long Triceratops sống cách đây 72-65 triệu năm có thể chỉ là phiên bản nhỏ tuổi của khủng long Torosaurus. (Nguồn: Internet)
Ngày 22/9, các nhà khoa học Mỹ cho biết họ đã phát hiện hai hóa thạch của loài khủng long hoàn toàn mới tại vùng sa mạc bang Utah, đồng thời phỏng đoán đó có thể là họ hàng của loài khủng long ba sừng Triceratops.

Hai phát hiện mới trên đều thuộc loài khủng long ăn cỏ, trong đó có một loài được mệnh danh là khủng long Kosmoceratops, có họ rất gần với loài khủng long có sừng nổi tiếng Triceratops. Đây là loài khủng long có nhiều sừng nhất được phát hiện từ trước tới nay; loài thứ hai được mệnh danh là khủng long Utahceratops. Loài khủng long này có năm sừng trên đầu và thể hình tương đối lớn.

Chuyên gia nghiên cứu sinh vật cổ Mark Loewen thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia bang Utah ngày 22/9 đã có bài viết trên tờ “Thư viện khoa học tổng hợp,” cho rằng “bạn không phải ngày nào cũng có thể tìm thấy hai loài khủng long hoàn toàn khác biệt với những loài đã được phát hiện trước đây ở Bắc Mỹ.”

“Bạn có thể nghĩ rằng chúng tôi đã biết toàn bộ thông tin về loài khủng long được phát hiện ở phía Tây Bắc Mỹ. Tuy nhiên, chúng tôi hàng năm vẫn tìm thấy các sự vật mới, đặc biệt là ở bang Utah," nhà nghiên cứu sinh vật cổ Mark Loewen cho biết thêm.

Hãng tin AP cho biết phía trên chiếc mũi của khủng long Utahceratops mọc lên một chiếc sừng vô cùng lớn. Phần xương đầu của khủng long này dài tới hai mét, chiều cao toàn thân ước tính 1,8m, chiều dài từ 5,5-6,7m, thể trọng từ 3-4 tấn.

Cấu tạo phần đầu của khủng long Kosmoceratops tương tự của khủng long Utahceratops. Tuy nhiên, trên đầu của khủng long Kosmoceratops mọc tới hơn 10 sừng, thể trọng khoảng 2,5 tấn, chiều dài khoảng 2,5m.

Theo một số chuyên gia sinh vật cổ đại, hai phát hiện này cho thấy hình thức tiến hóa của loài khủng long có sừng trên cùng một đại lục khoảng 76 triệu năm về trước là rất khác nhau. Phần “trang sức” phức tạp trên đầu của khủng long mọc sừng có thể được dùng để thu hút đối tượng khác giới hoặc để chiến đấu để giành quyền giao phối.

Chuyên gia Loewen cho biết thêm số sừng của khủng long Kosmoceratops và Utahceratops có thể hình thành và phát triển trong thời kỳ chúng còn sung sức. Đây chính là đặc trưng để chúng ta tiến hành nghiên cứu phân biệt sự khác nhau giữa hai chủng khủng long mới này./.
 
Ngọc Thúy (Vietnam+)

  • Nghiên cứu khử mùi cho loài chim ở New Zealand
  • Dòng sông bọt xà phòng
  • Xịt để... thiết kế quần áo mới
  • Phi cơ do thám bay liên tục 5 năm
  • Boeing sẽ chở khách lên vũ trụ
  • Phát hiện hóa thạch của loài khủng long mới có 15 sừng
  • HRP-4 - Robot “nhân công” đa năng của Nhật Bản
  • Đi xe buýt công tốt cho sức khỏe hơn là tự lái xe
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị