Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

NASA chứng kiến một vụ nổ hiếm hoi trên Mặt trăng

Các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa được chứng kiến một vụ nổ hiếm hoi trên Mặt trăng do một mảnh thiên thạch lao vào bề mặt của vệ tinh này.

Vụ nổ này có sức công phá tương đương với khoảng 70kg thuốc nổ TNT và được phát hiện ở gần rìa của Mare Imbrium (Biển Mưa). Vật thể đã va chạm với Mặt trăng có thể là một mảnh của một đám mưa sao băng, đã từng bắn vào Trái đất hồi cuối tháng 10, đầu tháng 11.2005.

Việc tìm hiểu những va chạm trên Mặt trăng sẽ giúp NASA bảo vệ tốt hơn các phi hành gia của mình khi họ được đưa lên đây.

Các thiên thạch là những viên đá nhỏ hoặc các vật thể kim loại trong quỹ đạo chung quanh Mặt trời, hoặc các ngôi sao khác. Một trong những nhà thiên văn học đã từng quan sát vụ va chạm trên ước tính rằng nó đã tạo ra một chiếc hố có kích thước đường kính khoảng 3m và sâu 0,4m.

Ông Rob Suggs, một nhà khoa học tại Trung tâm bay vũ trụ Marshall tại Huntsville (Mỹ), đã phát hiện ra vụ nổ vào đêm 7.11 khi ông đang thử nghiệm một chiếc kính thiên văn 10-inch được gắn kèm một chiếc camera nhằm quan sát Mặt trăng để tìm kiếm những vụ va chạm trong vũ trụ.

Tiến sĩ Suggs cho biết: "Giờ đây người ta không còn nhìn ngắm Mặt trăng nữa. Chúng ta có xu hướng cho rằng đã hiểu rõ nó; nhưng thực ra trên đó vẫn còn có thể thu thập thêm được những kiến thức khác nữa".

Tiến sĩ Suggs đã sử dụng một phần mềm thương mại để khảo sát đoạn video mà ông ghi được, và đã phát hiện được một điểm lóe sáng. Chùm sáng này mờ dần sau năm khung hình (với mỗi khung hình kéo dài 1/30 giây).

Ông cùng Bill Cooke, một nhà thiên văn học khác của NASA, đã tham khảo phầm mềm tạo ảnh mặt trăng và biểu đồ các ngôi sao và đã xác định được mảnh thiên thạch có thể là một mảnh của một cơn mưa sao băng đang hoạt động vào thời điểm xảy ra vụ nổ.

Cũng giống như Trái đất, trong khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11.2005, Mặt trăng liên tục bị các mảnh thiên thạch bắn phá. Nhưng không giống như hành tinh của chúng ta, Mặt trăng không có bầu khí quyển để ngăn chặn và đốt cháy những mảnh thiên thạch này, bởi vậy chúng đã đâm vào và nổ tung trên bề mặt của Mặt trăng.

Kể từ sau Cơn bão thiên thạch Leonids hồi năm 2001, các nhà khoa học đã không còn bỏ nhiều thời gian để săn tìm các vụ va chạm trên Mặt trăng nữa. Tuy nhiên, khi NASA lên kế hoạch đưa con người quay trở lại Mặt trăng vào năm 2020, cơ quan này cho biết họ cần phải tìm hiểu xem điều gì sẽ xảy ra sau các vụ nổ để tìm cách bảo vệ các phi hành gia.

Tiến sĩ Suggs nói rằng, các nhà khoa học muốn biết mật độ xảy ra các vụ va chạm giữa các thiên thạch với Mặt trăng và có phải chúng chỉ xảy ra khi có các trận mưa sao băng hay xuất hiện một cách thường xuyên hơn.

Còn ông Bill Cooke cho rằng, trong khi tỷ lệ từng phi hành gia bị hứng chịu sự tấn công trực tiếp của một khối thiên thạch lớn là gần như bằng 0, nhưng với cả một trạm không gian trên Mặt trăng thì lại là chuyện khác.

 

( theo Tạp chí hoạt động khoa học )

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị