Trong khi các chuyến bay có người lái của Mỹ bị hoãn bởi lỗi thiết kế trên tàu vũ trụ con thoi, Nga muốn thực hiện các chuyến bay qua mặt trăng với phương tiện đang phục vụ vận chuyển cho cơ quan vũ trụ Mỹ.
Các quan chức Nga không chỉ lập kế hoạch là quốc gia đầu tiên bay ngang qua mặt trăng, họ còn hy vọng sẽ thực hiện với mục đích tự cung cấp tài chính nhờ việc bán một chỗ du hành trên tàu vũ trụ Soyuz với giá 100 triệu USD.
Để so sánh, tàu vũ trụ con thoi của Mỹ như một chiếc xe hơi SUV có cánh sang trọng rộng rãi, thì tàu Soyuz của Nga giống như một xe “con bọ” nhỏ ba chỗ ngồi được thiết kế từ những năm 1960. Tàu vũ trụ Mỹ có thể hạ cánh trên đường băng thì Soyuz phải bung rơi xuống đất bằng dù. Nhưng tàu vũ trụ của Nga rẻ hơn, nhẹ hơn và phù hợp hơn. Nó được sử dụng trong những năm gần đây như tàu “cứu sinh” cho trạm vũ trụ quốc tế ISS trong suốt hơn hai năm (sau thảm họa tàu Columbia vào tháng 2.2003) chuyên chở phi hành đoàn lên trạm để vận hành. Theo ông Roger Bonnet, cựu chỉ huy các nhà khoa học thuộc cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu và giám đốc điều hành Viện khoa học vũ trụ quốc tế tại Bern, Thuỵ Sĩ, đây là một viễn cảnh thú vị.
Báo Izvestia đưa tin đầu tiên về chuyến bay của Nga qua mặt trăng vào ngày phóng tàu con thoi Discovery. Tin này đã có trước khi các nhà khoa học nhận thấy bình nhiên liệu ngoài của Discovery bị rơi một mảnh xốp, khiến người ta nhớ lại thảm họa nổ tàu Columbia khi quay về trái đất. Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ nói, họ sẽ dừng tất cả các chuyến bay tàu vũ trụ con thoi cho tới khi các lỗi được sửa chữa. Một lần nữa cơ quan vũ trụ Mỹ sẽ phải bắt buộc nhờ tàu Soyuz để đưa phi hành gia lên trạm vũ trụ quốc tế, và chưa biết nó sẽ ảnh hưởng thế nào tới chuyến bay qua mặt trăng của Nga.
Phó giám đốc cơ quan vũ trụ Nga Nikolai Moiseyev nói với hãng thông tấn Novosti tuần trước rằng ông thấy không có trở ngại nào cho chuyến bay dài hai tuần. Kế hoạch này cần tới hai quả tên lửa, một để nâng tàu Soyuz và quả còn lại có nhiệm vụ tên lửa đẩy, đưa tàu vào quỹ đạo.
Tàu Soyuz sẽ dừng lại trạm vũ trụ trong tám ngày, và tiếp nối với bộ kích đẩy. Tàu vũ trụ liên hợp sử dụng trọng lực Trái đất để đẩy tăng tốc quanh mặt trăng theo quỹ đạo hình số 8.
Thách thức lớn nhất theo ông Moiseyev là phải sửa lại lớp chịu nhiệt của tàu Soyuz, bởi tàu sẽ phải tăng tốc lớn trong chuyến bay dài, do đó cần phải hãm lại trước khi quay về quỹ đạo.
Theo các nhà khoa học, người Nga cũng có thể phải cân nhắc bảo vệ tàu Soyuz khỏi các tia vũ trụ, bởi tàu vũ trụ sẽ không được từ trường Trái đất bảo vệ trong chuyến bay. Một chuyến bay Soyuz quanh mặt trăng sẽ có chi phí 2 tỷ USD.
( theo Tạp chí hoạt động khoa học )
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com