Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nga dự định đưa sinh vật trái đất lên mặt trăng của sao Hỏa

Phobos – mặt trăng có quỹ đạo gần hành tinh đỏ nhất, sẽ là mục tiêu cho nhiệm vụ lần này. Nếu kế hoạch thành công, việc phóng tên lửa vào tháng 10 tới sẽ mang nhiều nhóm vi khuẩn có sức đề kháng từ trái đất lên mặt trăng này rồi đưa chúng trở về.

Đó là thông tin tóm tắt mới được cơ quan vũ trụ Nga RosCosmos công bố. Cũng trong lần này, một vệ tinh của Trung Quốc có tên Yinghuo-1 sẽ được đưa vào quỹ đạo của hành tinh đỏ, với mục đích tìm ra chính xác quá trình nước biến mất khỏi sao Hỏa trong suốt những năm trước đây.

Phobos–Grunt, nhiệm vụ không gian tiếp theo, cũng sẽ đáp xuống mặt trăng này để nhanh chóng tiến hành việc thu thập các mẫu đất tại địa điểm hạ cánh. Sau đó, nó sẽ rời khỏi Phobos và hướng trở về địa cầu. Dự tính hành trình sẽ kết thúc vào tháng 7/2012 nếu không có trục trặc gì xảy ra. Bởi vì tàu thăm dò sẽ không được trang bị các phương tiện cần thiết để có thể chịu đựng được việc quay trở lại bầu khí quyển của Trái Đất, như tấm chắn nhiệt, động cơ giảm tốc… nên nó sẽ bay qua hành tinh của chúng ta và phóng trở lại các hộp đựng mẫu vật thu được trong cả quá trình.

Hộp này sau đó sẽ được thu thập và phục hồi bởi các nhà chức trách Nga cùng với sự hợp tác của hiệp hội Hành Tinh (Planetary Society ), và phân tích quá trình biến đổi mà những loại vi khuẩn được gửi vào vũ trụ sẽ trải qua. Các chuyên gia tại NASA và ủy ban nghiên cứu không gian của hội đồng khoa học quốc tế (COSPAR) nói rằng nhiệm vụ này có khả năng rủi ro về việc tạo ra sự nhiễm bẩn về sau. Như vậy, nếu có trục trặc xảy ra, hoặc sai kế hoạch, các sinh vật sẽ rời khỏi Phobos và đến được sao Hỏa thích nghi với môi trường ở đó. Điều ấy sẽ khiến toàn bộ những nghiên cứu trong tương lai về sự sống trên hành tinh đỏ trở thành vô ích.

Nhưng những người lập kế hoạch ở Nga lại nói rằng khả năng xảy ra là rất nhỏ và còn rất lâu mới có thể trở thành hiện thực. Và vì nhiệm vụ này vẫn tuân theo đầy đủ các quy tắc tiêu chuẩn được COSPAR đặt ra trước đó theo thỏa thuận quốc tế (hầu như không có giới hạn về lượng vi khuẩn được phép đưa đến sao Hỏa trong suốt quá trình nhiệm vụ) nên mọi thứ vẫn sẽ được tiến hành như dự định.

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

  • 101 Câu hỏi hay nhất mọi thời đại (kỳ 26)
  • Biến vỏ dừa thành lưới chống xói mòn
  • 101 Câu hỏi hay nhất mọi thời đại (kỳ 25)
  • Áo khoác tàng hình ở vùng ánh sáng khả kiến
  • 101 Câu hỏi hay nhất mọi thời đại (Kỳ 24)
  • 101 Câu hỏi hay nhất mọi thời đại (kỳ 23)
  • Công nghệ chế tạo sợi siêu bền từ tơ nhện
  • Cá cũng bị say sóng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị