76. Tại sao con người tiến hóa có ít lông trên cơ thể hơn vượn người?
Con người chỉ hoàn toàn mất đi những sợi ria cảm giác. Phần còn lại của cơ thể thực sự được che phủ bởi lớp lông tơ rất ngắn và mịn. Sự khác biệt giữa người và vượn người nằm ở số lượng và sự phân bổ lông tơ tương ứng với lông dài hơn và đậm hơn (còn gọi là lông già). Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra nhằm giải thích trạng thái không lông của loài người, nhưng chưa có cái nào được đa số chấp nhận.
Có giả thuyết cho rằng lông trên cơ thể người bị thoái hóa trong thời kỳ sống nửa trên cạn nửa dưới nước vào thời tiền sử nhằm thích ứng với môi trường nóng bức trên hoang mạc châu Phi. Thậm chí con người vẫn chưa rụng hết lông cho đến khi người Neanderthal (loài người cổ đại sống ở châu Âu, châu Á và Bắc Phi) bắt đầu mặc quần áo khoảng 200 triệu năm về trước. Tuy nhiên, tất cả chỉ là suy đoán, bởi lông người không hóa thạch nên các nhà khoa học không chắc rằng phải chăng chỉ có loài người mới không có lông.
Ảnh: Getty |
77. Thị lực 20:20 chính xác là gì?
Nếu thị giác có độ rõ nét hoàn hảo, bạn có thị lực 20/20 – dựa theo bảng đo thị lực do bác sĩ nhãn khoa Hà Lan Hermann Snellen thiết kế năm 1862. Phương pháp đo thị lực hiện vẫn còn được sử dụng này có hàng mẫu tự ABC thật lớn trên đầu, tiếp theo sau là những hàng chữ và số nhỏ dần. Chữ số 20 đầu tiên chỉ khoảng cách (tính bằng foot, 1 foot = 0,3 m) từ vị trí đứng hoặc ngồi của người được đo thị lực tới bảng đo. Chữ số 20 thứ hai cho biết khoảng cách mà người có thị lực tốt sẽ phải thấy và vẫn có thể đọc được cùng một hàng ký tự như người đang được đo (thị lực).
Nếu bạn có thị lực 20/30, có nghĩa là bạn thấy các ký tự ở cách xa 20 feet (khoảng 6 m) chỉ rõ bằng người có thị lực tốt nhìn ở khoảng cách 30 feet (9 m). Khoảng cách này ngày nay thường được đổi sang mét, nên thị lực “hoàn hảo” 20:20 có thể được viết là 6:6.
(còn tiếp)
(Theo Focus Mag)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com