Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Người cũng có thể nhiễm… sâu máy tính

Sâu máy tính có thể "nhiễm" vào cơ thể người?
Tiến sĩ Mark Gasson, nhà khoa học người Anh, cho biết đã trở thành người đầu tiên trên thế giới bị nhiễm… sâu máy tính.

Theo Tân Hoa Xã, Tiến sĩ Gasson, hiện công tác tại trường Đại học Reading, đã làm một con chip máy tính bị nhiễm virus sau đó cấy chip vào tay. Nhờ có con chip này, Gasson vượt qua các rào chắn an ninh một cách dễ dàng cũng như kích hoạt điện thoại di động của ông.

Con chip mà Gasson cấy vào tay là một phiên bản tinh vi của loại chip nhận dạng, thường được dùng để đánh dấu vật nuôi và những loài động vật khác.

Tiến sĩ Gasson đã tiến hành nhiều thử nghiệm, để chứng tỏ con chip này có thể chuyển virus tới hệ thống kiểm soát bên ngoài. Nếu sau đó, những con chip khác lại kết nối với hệ thống trên, chúng cũng sẽ bị dính sâu, Gasson cho biết.

Những phát hiện của nhà khoa học người Anh này sẽ rất quan trọng trong tương lai, khi mà các thiết bị y tế như ốc tai và máy điều hòa nhịp tim trở nên hiện đại hơn. Tuy nhiên, theo Gasson, những lợi ích từ công nghệ này cũng có thể gây ra những rủi ro.

"Chúng ta có thể thay đổi bản thân theo một số cách, nhưng cũng như những đổi mới ở các lĩnh vực công nghệ khác như điện thoại di động, chúng dễ bị nguy hiểm, chẳng hạn như các vấn đề an ninh và virus máy tính", ông cho hay.

Lo lắng của Gasson đã khiến nhiều nhà khoa học bất an. Giáo sư Rafael Capurro thuộc Viện Đạo đức thông tin của Đức nói với hãng tin BBC rằng, "sẽ rất nghiêm trọng, nếu ai đó có thể truy cập vào thiết bị cấy ghép của bạn".

Theo Giáo sư Capurro, "xét quan điểm đạo đức, việc theo dõi thiết bị cấy ghép vừa tích cực lại vừa tiêu cực. Theo dõi có thể là một phần của chăm sóc sức khoẻ, nhưng sẽ là một vấn đề, nếu ai đó muốn làm hại bạn".

Tiến sĩ Gasson sẽ trình bày kết quả nghiên cứu của mình tại Hội nghị chuyên đề về công nghệ và xã hội ở Australia trong tháng tới. Giáo sư Capurro cũng có mặt ở sự kiện này.

(Theo Hải Anh // Vneconomy)

  • Tàu Atlantis thực hiện sứ mạng cuối trên ISS
  • Nhật Bản phóng tàu thăm dò Sao Kim đầu tiên
  • Ai Cập phát hiện hàng chục xác ướp cổ
  • Tìm thấy hầm mộ kim tự tháp cổ nhất ở Mexico
  • Mốt bây giờ là ăn giấy chiên!
  • Xe hơi quang hợp
  • Công nghệ thế giới tỏa sáng bên sông Hoàng Phố
  • Nhật Bản công bố xây căn cứ robot trên Mặt Trăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị