Cho đến nay, người ta vẫn chỉ dựa vào những thiết bị địa chấn cổ điển để nhận biết khi sắp có những cơn sóng thần (tsunami).
Trong một hội nghị tại San Francisco, nhà khoa học Jeff Freymueller thuộc đại học Alaska và vừa trình bày một phương pháp có thể nhận biết sóng thần nhanh hơn và chính xác hơn nhờ hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System).
Từ trước đến nay vẫn có một bất lợi là những máy địa chấn chỉ có thể vẽ lại những chấn động dưới mặt đất. Để có thể biết được cường độ của những chấn động này, thường thì phải mất một thời gian tương đối lâu. Trong khi đó theo quan điểm của Freymueller, với hệ thống GPS, người ta có thể nhận định được rất nhanh và khá chính xác khoảng cách giữa các lớp đất chuyển động.
Nếu thiết lập nhiều hệ thống GPS trong khu vực có nguy cơ bị động đất, người ta có thể nhận biết ngay chỉ trong vòng vài phút sau tại trung tâm cảnh báo, nếu vừa xảy ra những cơn địa chấn ngoài biển khơi.
Freymueller cho biết vừa phát minh ra một loại máy có khả năng phối hợp chức năng của hệ thống GPS với các máy ghi địa chấn cổ điển. Có thể thiết lập những máy này, cách nhau khoảng vài trăm dặm, ngoài biển khơi và mỗi máy trị giá dưới 10.000USD.
Theo Freymueller, lẽ ra những nạn nhân của trận sóng thần cuối năm 2004 không đến nỗi nhiều như vậy nếu như họ có hai tiếng đồng hồ để di tản lánh nạn.Những phân tích để nhận biết cường độ cơn địa chấn ngoài biển khơi lúc đó đã kéo dài lâu hàng mấy tiếng đồng hồ, và cơn sóng thần khúng khiếp đã ập đến quá không kịp trở tay.
(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com