Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm kiếm băng trên Mặt trăng

Tương lai khám phá vũ trụ của con người có thể hoàn toàn nằm ở những vùng đất chứa băng trên Mặt trăng. Trong vòng hai năm qua, NASA đã tập trung thiết kế một phương tiện và hệ thống phóng mới để có thể đưa các phi hành gia trở lại Mặt trăng vào năm 2018. Mục tiêu cuối cùng của cơ quan này là xây dựng một căn cứ vĩnh viễn trên Mặt trăng và chuẩn bị cho những sứ mệnh của con người trong việc tiếp cận với sao Hoả (Mars). Kế hoạch lớn này của NASA xoay quanh một phỏng đoán tương đối mạo hiểm: Cơ quan này sẽ tìm thấy băng ở bề mặt bị che lấp trên vùng cực của Mặt trăng.

Các lớp trầm tích có chứa băng là một điều kiện để cho con người chinh phục Mặt trăng vì họ có thể sử dụng nước phục vụ cho cuộc sống hay biến nó thành nhiên liệu hydro và ôxy trong tên lửa. Từ những năm 90, hai vệ tinh mang tên Clementine và Lunar Prospector đã được phóng lên Mặt trăng để tìm kiếm những bằng chứng về băng ở bề mặt bị che lấp của Mặt trăng. Ở đây, nhiệt độ rất thấp có thể lưu giữ nước do các sao chổi hay thiên thạch mang đến. Nhưng một vài nhà khoa học đã tranh cãi về những dữ liệu mà Clementine đưa về. Họ còn cho rằng, những phát xạ neutron bất thường mà Lunar Prospector quan sát được chỉ là hydro trong lớp đất đá của Mặt trăng chứ không phải là băng. Trong nỗ lực giải đáp những khúc mắc này, NASA đã có kế hoạch phóng vệ tinh Lunar Reconnaissance Orbiter (LRO) vào năm 2008. Với quỹ đạo chỉ cách bề mặt vùng cực của Mặt trăng 50 km, vệ tinh thăm dò nặng một tấn và trị giá 400 triệu USD này sẽ mang theo một bộ cảm biến neutron để tìm chính xác các lớp trầm tích có băng. LRO còn mang theo một bức xạ kế đo nhiệt độ, một bộ dò tìm tia cực tím để quan sát các lòng chảo, một máy đo độ cao bằng laser và một camera để vẽ bản đồ vùng cực cũng như dò tìm vùng hạ cánh.

Bởi vì băng có thể được chôn sâu và lẫn với các vật chất khác trên Mặt trăng nên NASA cần có một tàu thăm dò có khả năng đào và phân tích các mẫu đất đá. Một vấn đề đặt ra đối với sứ mệnh này là các thiết bị hoạt động ở phần che lấp của Mặt trăng không thể sử dụng năng lượng mặt trời. Nhiều giải pháp đã được đưa ra và đang được xem xét.

Chiến dịch này của NASA có thể sẽ không tìm thấy băng trên Mặt trăng hoặc họ có thể phát hiện ra lượng băng ở đây quá thưa thớt nên không thể biến chúng thành các nguồn tài nguyên có ích. Nếu điều này xảy ra, NASA sẽ phải chuyển mục tiêu khám phá của mình nhưng họ cho rằng các thiết bị dò tìm sẽ vẫn rất có giá trị.

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị