Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những phát minh khoa học thông dụng mà lý thú

Lò nướng bánh mỳ

Trước khi phát minh ra lò nướng bánh bằng điện, các miếng bánh mì đã được nướng chín bằng cách đặt nó trực tiếp trên một mảnh kim loại đặt trên bếp lửa hoặc bánh mi được đặt gần bếp lửa bằng cách sử dụng một cái chạc. Crompton and Company tại thành phố Leeds (Anh quốc) đã phát minh ra thiết bị lò nướng bánh mì chạy điện vào năm 1893. Trong lò nướng bánh mì chạy bằng điện có thiết kế một sợi dây bằng hợp kim nichrome có khả năng tăng nhiệt độ lên cao và giữ nóng trong thời gian dài. Ít nhất có hai nhãn hiệu lò nướng bánh chạy điện cùng song hành bán trên thị trường nhưng hãng GE được cấp bằng sáng chế đầu tiên với nhãn hiệu D-12 vào năm 1909. Vào năm 1913, Công ty bếp điện Copeman đã tung ra thị trường sản phẩm lò nướng bánh mì tự động. Trước đó, bánh mì chỉ mới được nướng một mặt nhưng sau đó Copeman đã cho ra loại lò nướng bánh mì hai mặt.

Máy hút bụi

Chiếc máy hút bụi được điều khiển bằng tay là nguồn gốc để ra đời sản phẩm máy hút bụi mang cái tên "Gió Lốc" đã được phát minh ở Chicago (Mỹ) vào năm 1868 bởi  Ives W. McGaffey. Chiếc máy hút bụi này có trọng lượng nhẹ, nhưng rất khó sử dụng bởi vì người sử dụng phải quay tay khi đẩy nó trên nền nhà. McGaffey được cấp bằng sáng chế vào ngày 5/6/1869, sau đó phát minh ra được sát nhập với hãng American Carpet Cleaning Co (Boston - Mỹ) và chính thức được tung ra  thị trường. Lúc đầu, máy hút bụi được bán với giá 25 USD, một mức giá khá cao so với thời đó. Cũng khó khăn để xác định mức độ thành công của "Gió Lốc", hầu hết máy hút bụi này được  bán ở Chicago và Boston, và nhiều sản phẩm đã bị tiêu hủy trong vụ đại hỏa hoạn Chicago vào năm 1871. Chỉ còn 2 chiếc máy hút bụi như thế tồn tại đến ngày nay, một cái hiện đang trưng bày tại Trung tâm Sử học Hoover (Mỹ).

Bơ đậu phộng

George Washington Carver không phải là người đầu tiên trên thế giới làm ra món bơ đậu phộng trứ danh, mà món ăn này thực sự là phát minh của người da đỏ Inca. Vào năm 1890, George A. Bayle đã bán thứ thực phẩm này như là một thức ăn giàu chất đạm cần thiết cho những người yếu răng. Vào năm 1893, BS. John Harvey Kellogg đã sáng chế ra một loại bơ đậu phộng mà ngày nay cả nhân loại đang dùng, nó thực sự là một loại đậu phộng hấp hơn là đem rang theo cách chế biến thông thường. Vào năm 1904, bơ đậu phộng được yêu chuộng rộng rãi ở Mỹ, bởi C.H. Sumner tại cuộc Triễn lãm mua bán Louisiana (Hội chợ Thế giới Saint Louis), món ăn này phổ biến cùng với món xúc xích và bánh mì Hamburger. Vào năm 1922, Joseph L. Rosefield đã chế tạo ra một loại bơ đậu phộng không béo thích hợp với những người ăn kiêng.

Dao cạo an toàn

Trước khi loại dao cạo an toàn ra đời, phần lớn đàn ông thường sử dụng loại dao cạo thẳng và rất khó  sử dụng. Vào cuối thế kỷ 18, Jean-Jacques Perret đã thiết kế ra một loại dao cạo có mặt phẳng, là dao cạo an toàn đầu tiên. Từ thập niên năm 1820, một loạt các công ty bắt đầu sản xuất loại dao cạo an toàn theo cách thức riêng của mình (nhưng theo tiêu chuẩn ngày nay có lẽ những loại dao cạo này cũng không an toàn cho lắm). Vào năm 1875, anh em nhà Kampfe đã cho ra đời loại dao cạo theo tiêu chuẩn Mỹ đầu tiên, loại dao cạo này có phần lưỡi dao ở một mặt mỏng như một sợi tóc, vô cùng sắc bén. Vào năm 1901, King Camp Gillette (nhà phát minh người Mỹ) đã phát minh ra sản phẩm dao cạo an toàn đầu tiên với các lưỡi dao riêng biệt có thể vứt bỏ sau khi dùng. Gillette, một thương gia khôn ngoan, đã nhận ra rằng việc kinh doanh loại dao cạo an toàn dùng một lần rồi bỏ này có thể mang lại một khoản lợi nhuận kếch xù. Vào năm 1903, Gillette đã bán sản phẩm dao cạo an toàn này ra thị trường lần đầu tiên, tổng cộng 51 dao cạo với 168 lưỡi dao. 

Hộp thiếc

Một thương nhân người Anh tên là Peter Durand đã chế tạo ra một dụng cụ dùng để bảo quản thực phẩm, đó là một cái hộp bằng thiếc vào năm 1810. Vào năm 1813, John Hall và Bryan Dorkin đã cùng thành lập  xưởng sản xuất đồ hộp thương mại đầu tiên trên nước Anh. Những chiếc hộp thiếc thuở ban đầu rất dầy, mở được nắp hộp thực không dễ dàng. Khi nắp hộp thiếc ngày càng mỏng đi thì cũng là lúc ra đời dụng cụ khui hộp thiếc. Vào năm 1858, Ezra Warner ở Waterbury, bang Connecticut (Mỹ) đã được trao bằng sáng chế cho chiếc khui nắp hộp đầu tiên. Quân đội Mỹ đã sử dụng dụng cụ khui nắp hộp này từ thời nội chiến Mỹ. Nhà phát minh ra thiết bị khui hộp dùng cho gia đình là William Lyman. William Lyman đã sáng tạo ra dụng cụ khui hộp hết sức đơn giản vào năm 1870, nó là một loại bánh xe có răng cưa có thể cắt xoay tròn theo bờ miệng của hộp thiếc và việc bật nắp hộp rất dễ dàng.

Phéc-mơ-tuya (khóa kéo quần) 

Một người Mỹ tên là Elias Howe đã phát minh ra nó, và được công nhận vào năm 1851. Thế nhưng khóa kéo quần áo thực sự là sáng chế của các nhà phát minh và kỹ sư được thực hiện trong suốt hơn 20 năm và hãng đầu tiên tung sản phẩm này ra thị trường là Talon, Inc.

Giấy vệ sinh

Mặc dù giấy vệ sinh đã xuất hiện ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên (CN), thế nhưng theo thư tịch cổ thì nhân loại sử dụng giấy vệ sinh lần đầu tiên vào mãi thế kỷ thứ 6 sau CN, thuộc thời kỳ tiền trung cổ ở Trung Hoa. Trong suốt thời đại nhà Đường (618-907), một nhà lữ hành người Hồi giáo A Rập đã đến Trung Hoa vào khoảng năm 851 sau CN đã viết: "Người Trung Hoa chưa chú trọng lắm đến công tác vệ sinh, họ hầu như không có thói quen rửa tay chân bằng nước sau khi đi vệ sinh, họ chỉ rửa tay bằng cách chùi vào giấy". Trong suốt những năm đầu thế kỷ 14 (thời nhà Nguyên), chỉ riêng tỉnh Zhejiang trung bình một năm đã sản xuất tới 10 triệu cuộn giấy vệ sinh với từ 1.000 - 10.000 tờ giấy vệ sinh/ngày. Dụng cụ kẹp cuộn giấy vệ sinh được sản xuất lần đầu tiên bởi Công ty đục giấy Anh quốc vào năm 1880. Trước khi giấy vệ sinh được phát minh, giới nhà giàu đã sử dụng len, đăng ten hoặc sợi gai dầu để chế tạo nên các loại giấy dùng để lau chùi cơ thể, trong khi đó tầng lớp bình dân lại phóng "uế" ngay trên sông cho tiện!, hoặc dùng miếng giẻ rách, lá cây, cỏ, đá, cát, rêu, nước, tuyết, vỏ bắp (ngô), vỏ trái cây hoặc vỏ ốc hoặc ngay cả miếng cùi bắp để... làm sạch cơ thể của mình. Nhà thơ trào phúng Francois Rabelais sống vào thế kỷ 16 đã từng sử dụng những sợi lông ngỗng để vệ sinh cơ thể cho giản tiện.

(Theo NGUYỄN THANH HẢI // Sức khỏe & Đời sống // Science)

  • Toyota tuyên bố nghiên cứu chế tạo “rôbốt đối tác”
  • Trẻ mãi không già: Truyền thuyết sẽ được hiện thực hóa?
  • Chiếc hộp đen - Nhân chứng sống
  • Trái đất nóng lên và cảnh báo về sức khỏe
  • Napoleon chết do đầu độc hay bệnh tật?
  • Phản vật chất không kiểm soát gây nổ chùm sao
  • Băng cháy sẽ thay thế dầu mỏ?
  • Nghiên cứu thành công thấu kính nano siêu vật liệu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị