Việc sửa chữa sẽ thuận lợi hơn khi sử dụng kính ARMAR. (Ảnh: Internet)
2009 là một năm "bội thu" trong lĩnh vực khoa học-quân sự. Vô vàn các sáng chế và cải tiến trong lĩnh vực quân sự đã xuất hiện, đặc biệt là tại Mỹ.
Các nhà khoa học ở những viện nghiên cứu độc lập và viện khoa học quân sự cũng như những nhà sáng chế dân sự đều lao vào "cuộc đua".
Theo mạng Lenta.ru, dưới đây là 9 sáng chế lý thú nhất của năm 2009. Tuy nhiên, thật khó để nói chính xác thời điểm chúng được ứng dụng vào thực tế.
1. Xuồng máy chống cướp biển
Cuộc chiến chống cướp biển năm 2009 gần như là chủ đề chính trên toàn thế giới.
Hầu như cường quốc nào trên thế giới cũng dùng kỹ thuật quân sự để hộ tống tàu buôn, tiến hành cứu trợ.
Các tiểu Vương quốc Ảrập thống nhất đề xuất phưong án chống cướp biển độc đáo - một xuồng máy rôbốt trang bị vũ khí không sát thương.
Xuồng máy được điều khiển qua vô tuyến này là sản phẩm của công ty Al Markeb thuộc các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất.
Nó được trang bị các camera quan sát siêu nhạy, hệ thống quét mìn, súng phun nước-bắn bột ớt, pháo âm học và lade gây mù mắt có thể đánh lạc hướng đối thủ.
Xuồng máy này có thể không cần thủy thủ đoàn, dài 7m, rộng 2,8m. Tùy theo ý thích của khách hàng, xuồng có thể kéo dài tới 11m nếu cần lắp thêm thiết bị.
Điều lý thú là động cơ điện của xuồng cho phép đi tuần trong gần 2 tháng mà không cần nạp điện. Động cơ điện này được khởi động bằng một mát phát công suất 5,5 KW.
Công ty Al Markeb đòi từ 850.000 đến 10 triệu USD cho sáng chế của mình. Giá cả tùy thuộc vào trang bị của xuồng.
2. Lớp bọc thép thông minh
Trung tâm nghiên cứu xe bọc thép Mỹ-Tardec quyết định không dính líu tới bọn cướp biển, nhất là lúc Mỹ còn đang tiến hành các chiến dịch quân sự ở Iraq, Afghanistan và Pakistan.
Các nhà khoa học ở trung tâm trên quyết định giảm số lính thương vong ở nước ngoài. Lớp bọc thép thông minh dùng cho xe bọc thép giúp đạt được mục tiêu đó.
Lớp bọc thép mới với thành phần là các bộ cảm biến áp điện có thể xác định mức độ tổn thương ngay tại trận. Nó thậm chí còn có thể xác định loại vũ khí và vị trí dự đoán của loại vũ khí đã khai hỏa vào xe bọc thép.
Ngoài ra, thiết bị đặt trên xe có thể theo dõi trạg thái lớp bọc thép để người lính không phải kiểm tra kỹ thuật trước và sau trận chiến.
Dự kiến, hệ thống mới sẽ tự động chẩn đoán lớp bọc thép mỗi lần người lái mồi lửa. Thông tin về những hỏng hóc được tự động chuyển tới màn hình trong xe.
Để xác định mức độ tổn hại, trung tâm Tardec còn lập hệ thống chỉ định màu. Theo đó, màu xanh lá cây có nghĩa là lớp bọc thép còn tốt, màu đen-rạn nứt, còn màu đỏ biểu hiện cho những tổn hại vũ khí gây ra.
3. Zombie hóa
Hãng Dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến của Mỹ DARPA đã quyết định chống những tổn thất trên chiến trường theo kiểu khác.
Hãng đã chi cho Viện nghiên cứu tiền lâm sàng Texas TIPS 9,9 triệu USD để nghiên cứu những phương pháp có thể kéo dài thời kỳ sống cho người lính bị thương và mất nhiều máu.
Một trong những phương án giải quyết nhiệm vụ này là khả năng ngừng tạm thời các chức năng sống và biến ngưòi lính thành zombie.
Theo thống kê, phần lớn lính hy sinh ngoài chiến trường là do mất nhiều máu.
Các bác sỹ quân y cho rằng trong vòng một giờ sau khi mất máu, cơ hội sống sót của người lính rất thấp nếu không được băng bó lành nghề.
Trong khi đó, khi chiến sự diễn ra mất rất nhiều thời gian để sơ tán, phân loại và cấp cứu thương binh.
Các nhà nghiên cứu của TIPS còn phải bào chế loại thuốc cho phép kéo dài thời hạn có thể cứu mạng người lính.
Dự kiến, loại thuốc này sẽ được tiến hành những thí nghiệm đầu tiên trên lợn vì hệ tim mạch của lợn giống của người.
Các nhà khoa học coi một trong những phương pháp để giải quyết niệm vụ đó là "ngủ đông", giống như trạng thái ngủ đông của động vật hay trạng thái chết lâm sàng nhân tạo.
4. Kính đặc biệt ARMAR
Năm ngoái, các nhà nghiên cứu của trường Đại học tổng hợp Columbia, Mỹ tuyên bố rằng họ đã chế tạo được loại kính đặc biệt có chế độ tích hợp thực tế bổ sung - augmented reality (AR).
Thiết bị này có tên ARMAR - Augmented Reality for Maintenance And Repair.
ARMAR cho phép những người không có chuyên môn cũng sửa chữa được thiết bị. Nguyên tắc hoạt động của thiết bị thật đơn giản. Đó là sau khi đeo kính ta có thể nhìn thấy đồ vật thật qua hình ảnh ảo.
Chẳng hạn, khi sửa chữa động cơ, ARMAR sẽ mách nước vặn chiếc đinh vít nào hay phần nào cần tách rời ra. Trên máy tính nhỏ đeo trên cổ tay, người thợ sẽ biết trước khi sửa chữa cần chọn loại công cụ nào cho thích hợp.
Thiết bị này đã được thử nghiệm đối với vũ khí của lính thủy đánh bộ Mỹ.
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc sử dụng ARMAR cho phép sửa chữa kỹ thuật quân sự nhanh gấp đôi vì kính cho phép tiết kiệm thời gian cho việc nghiên cứu tài liệu kỹ thuật về những hệ máy nhất định.
5. Công nghệ GREENS
Nhân viên của Viện nghiên cứu biển ONR, Mỹ đã nghĩ ra công nghệ giúp những người lính sống trong xe bọc thép thông minh hay "ngủ đông" tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chiến đấu bao lâu cũng được, chỉ cần có Mặt Trời chiếu sáng.
Dự kiến lính thủy đánh bộ có thể sử dụng năng lượng Mặt Trời để làm nguồn nuôi thiết bị.
Sản phẩm này có tên GREENS (Gruond Renewable Expeditinary Energy System). Nhờ GREENS, lính thủy đánh bộ có thể nạp ắc quy cho các thiết bị liên lạc, máy tính xách tay và cung cấp điện cho nhiều loại thiết bị khác.
GREENS hiện đang trong giai đoạn thiết kế và chưa công bố những đặc tính kỹ thuật.
Và hiển nhiên là ở Iraq và Afghanistan - những nơi chan hòa ánh nắng Mặt Trời thì hệ thống này rất hữu ích.
6. Máy bay không người lái chạy bằng hydro
Đây là thiết bị duy nhất mà khi nạp điện không cần đến hệ GREENS-máy bay không người lái Ion Tiger chạy bằng pin nhiên liệu hydro.
Trong quá trình thử nghiệm, do các chuyên gia phòng nghiên cứu hải quân Mỹ tiến hành, máy bay không người lái đã lập kỷ lục về độ bay lâu so với các máy bay không người lái cùng loại. Ion Tiger bay được 26 giờ và 1 phút.
Máy bay không người lái mới đáp ứng một loạt yêu cầu của các quân nhân Mỹ.
Việc dùng điện cho phép máy bay nhẹ và ít cồn, còn việc dùng pin hydro cho phép tránh nạp điện nhiều lần trong những điều kiện chiến sự. Ion Tiger còn có thể mang được 2,2kg trọng lượng hữu ích.
Cũng cần ghi nhận rằng việc dùng pin nhiên liệu hydro cho phép máy bay không người lái trở nên khó phát hiện, hầu như không bị nóng và không gây khí thải.
7. Hộp đen súng lục
Người ta không lắp hộp đen trên máy bay Ion Tiger, thu thập thông tin về chuyến bay mà sẽ lắp đặt trên súng bộ binh.
Công ty vũ khí Bỉ FN Herstal đã thiết kế và thậm chí bắt đầu bán hộp đen dùng cho vũ khí bộ binh.
Thiết bị mới có tên FN Herstal Black Box, được gắn với tiểu liên hay súng lục, có thể đếm lượt bắn, xác định tốc độ đạn và ghi nhận những trục trặc khi bắn.
Toàn bộ thông tin được sử dụng để sửa chữa nòng súng bị hóc. Black Box có thể gắn vào bất kỳ loại súng bộ binh nào.
Black Box rất hữu ích trong những điều kiện chiến trường.
Chẳng hạn, hộp đen có thể gắn vào từng đơn vị vũ khí với số hiệu riêng độc đáo và có thể truyền dữ liệu về việc sử dụng tới trung tâm chỉ huy.
Khi kết hợp với hệ thống GPS, chỉ huy sẽ nhận được thông tin cụ thể hơn về bộ đội tại chiến trường, kể cả việc dùng súng và vị trí người lính.
8. Bộ phận hãm-bù trừ
Một thiết bị mới nữa giúp cải tiến súng bộ binh cũng xuất hiện không phải ở Mỹ.
Năm 2009, Diar Gilmanov, cư dân thành phố Khromtay, tỉnh Aktiubinsk, Kazakhstan, đã đăng ký tại Cục sáng chế Nga một thiết bị cải tiến dùng cho súng tiểu liên Kalashnikov với tên gọi "Thiết bị hãm-bù trừ nòng Diar".
Thiết bị mới cho phép tăng độ chính xác khi ngắm ở khoảng cách xa và vừa, giảm hao phí đạn. Nếu được lắp trên súng bộ binh, thiết bị mới cũng nâng độ chính xác của hỏa lực.
Gilmanov, thợ cơ khí, đã mất 9 năm để chế tạo và đăng ký bản quyền thiết bị.
9. Não vẽ tiếp hình đồ vật
Trong khi đó giáo sư Timoti Craft ở trường Đại học tổng hợp Alabama, Mỹ lại sáng chế ra thước ngắm dùng cho súng bộ binh.
Sáng chế có tên Opti-sight, sử dụng khả năng của não người tự mường tượng những phần đồ vật mà thị giác không nhìn thấy.
Nhờ Opti-sight thời gian ngắm bắn giảm đáng kể và việc đào tạo lính bắn cũng nhanh hơn./.
Trung Quốc đã chế tạo được chiếc siêu máy tính nhanh nhất thế giới. Chiếc siêu máy tính này có tốc độ nhanh gần gấp đôi so với siêu máy tính giữ kỷ lục trước đó của Mỹ.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) mới đây khẳng định các nhà du hành vũ trụ có thể thực hiện sứ mệnh trên sao Hỏa trong vòng 20 năm tới mặc dù vẫn còn rất nhiều thách thức to lớn.
Từ hóa thạch, các nhà khoa học Mỹ cho biết họ đã phát hiện thấy một loài khủng long nhỏ Bắc Mỹ khá giống loài chim và có cách ấp trứng tương tự loài chim.
Liên tiếp trong hai ngày 30 và 31/1, hai tờ báo lớn ở Mỹ là New York Times và Wall Street Journal đã lên tiếng cáo buộc các tin tặc từ Trung Quốc liên tiếp tấn công và quấy nhiễu mạng lưới của họ.
Tân Hoa xã cho biết, công ty Toshiba của Nhật Bản đã nghiên cứu một loại công nghệ lợi dụng gỗ để chế tạo vật liệu cacbon nano và nguyên vật liệu nhựa.
Tại triển lãm Mobile World Congress diễn ra ở Barcelona, đại gia viễn thông Nhật Bản NTT DoCoMo đã “demo” một công nghệ hết sức ấn tượng, đó là giao diện điều khiển máy nghe nhạc MP3 bằng các chuyển động của nhãn cầu.
Không chỉ là đất nước với hình ảnh những chiếc cối xay gió khổng lồ, những cánh đồng cỏ xanh mướt, những đôi guốc gỗ mộc mạc, Hà Lan còn là đất nước sở hữu một nền khoa học tiến bộ bậc nhất thế giới, đặc biệt là khoa học phục vụ cho ngành công nghiệp thực phẩm
Các nhà tổ chức Thế vận hội mùa Đông Vancouver 2010 đang chạy đua với thời gian và làm tất cả những gì có thể để bảo đảm có đủ tuyết tại sườn núi Cypress, nơi sẽ diễn ra một loạt môn thi đấu ngoài trời của Olympic.
Các nhà khoa học Anh vừa đề xuất một công nghệ có thể trở thành chìa khóa giải quyết một trong những vấn đề sinh thái lớn nhất hiện nay, đó là rác thải từ các túi chất dẻo.
Một cuộc điều tra mới nhất tại Anh cho thấy, thanh niên sống chung với cha mẹ có khuynh hướng bạo lực nhiều hơn so với những thanh niên sống tách biệt với cha mẹ.
The Daily Telegraph của Anh dẫn lời tiến sỹ Frank Drake người sáng lập tổ chức “Đi tìm văn minh ngoài hành tinh” của Mỹ cho biết, sự xuất hiện của cuộc cách mạng số đã khiến cho người ngoài hành tinh rất khó phát hiện Trái Đất, và người ngoài hành tinh khó có khả năng nhìn thấy hoặc tiến hành thăm dò Trái Đất.
Chuyện Apple, Samsung tự tạo ra sản phẩm riêng để thoát khỏi sự lệ thuộc vào cái bóng Google gợi mở cho ngành công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam suy nghĩ đến hướng tự tạo ra sản phẩm, những thương hiệu mới trong và ngoài nước, vượt khỏi cái bóng những người khổng lồ.
Doanh số máy tính cá nhân trên toàn cầu đã giảm quý thứ 5 liên tiếp, lâu nhất từ trước tới nay, do người tiêu dùng tiếp tục chuyển hướng sang các dòng máy tính bảng và smartphone trang bị màn hình cảm ứng.
Chỉ khoảng 2 năm trước, 99% các ứng dụng di động mà người dùng Việt sử dụng đều của nước ngoài thì hiện nay, với gần 10 triệu smartphones và 20 triệu thuê bao 3G, việc phát triển các ứng dụng di động đang trở thành xu hướng tiềm năng.
Smartphone ngày càng trở nên phổ biến trên khắp thế giới. Một trong những vấn đề lớn nhất mà mọi người dùng smartphone đều gặp phải là thời lượng pin dùng trên máy. Việc sạc điện cho pin mọi lúc mọi nơi đã thu hút được nhiều hãng công nghệ và cả các nhà sản xuất thời trang tham gia.
Tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Bộ Thông tin và Truyền thông, hôm 1/7, ông Tống Viết Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã đề xuất tăng giá cước 3G.
Một nghiên cứu mới do các nhà khoa học Mỹ thực hiện công bố trên tạp chí Y học hô hấp Lancet cho biết việc xem xét bộ gen của trẻ em có thể giúp xác định khi bước vào độ tuổi trưởng thành, chúng có nguy cơ bị mắc bệnh hen suyễn hay không.
Trước khi trở thành cái tên quen thuộc với nhiều người dùng Internet toàn cầu hiện nay, nhiều trang web nổi tiếng đã phải thay đổi tên miền theo hướng gọn nhẹ hơn, dễ nhớ hơn.
Hàm lượng công nghệ các ngành xuất khẩu của Việt Nam hầu như không thay đổi sau 10 năm. Vì thế, không có gì khó hiểu khi nước ta vẫn "trung thành" với chiến lược xuất khẩu nguyên liệu thô và nuôi giấc mơ công nghệ cao.
Hàn Quốc có được những thành tựu vượt bậc về phát triển kinh tế và khoa học công nghệ một phần là nhờ những định hướng đúng đắn từ rất sớm của Chính phủ Hàn Quốc trong thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Những chính sách đó rất đáng để chúng ta nghiên cứu và áp dụng.
Những ý kiến của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thống đốc Mitt Romney trên trang Tranh luận khoa học (ScienceDebate.org) phản ánh rất rõ khác biệt về chủ trương và chính sách khoa học công nghệ giữa 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới. Sau đây là lược thuật một số nội dung cơ bản.
Việc tìm hiểu, tham khảo những mô hình tiến bộ trong quản lý quỹ khoa học của quốc tế để áp dụng một cách phù hợp vào hoàn cảnh thực tế của Việt Nam là điều hết sức cần thiết. Bài viết này điểm qua một số so sánh giữa Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia (Nafosted) và Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ (NSF) trên các khía cạnh: tổ chức hội đồng, thẩm định đề cương, cơ chế tài chính, và đàm phán tài chính.
Hơn 70% số trận động đất mạnh nhất trên thế giới đều xảy ra dọc theo một đới xuyên lục địa được biết đến dưới tên gọi Vành đai lửa Thái Bình Dương, dài khoảng 40 nghìn km, chạy vòng quanh Thái Bình Dương. Việt Nam là một trong những quốc gia may mắn nằm ngoài vành đai lửa này, vì thế đến nay chúng ta chưa phải chịu những thiệt hại nặng nề do động đất gây ra như các nước: Nhật Bản, Indonesia, Philippines... những quốc gia nằm ngay trên vành đai lửa Thái Bình Dương.
Một vị khách đến gõ cửa nhà bà Mary Reeser - phụ nữ luống tuổi về hưu sống tại bang Florida, Mỹ. Mãi không thấy ai ra, bà gọi thêm người phá cửa. Trong nhà, trên chiếc ghế bành, chủ nhân đã cháy thành than, chỉ còn một bàn chân đi giày vải, xung quanh, đồ đạc hầu như vẫn nguyên vẹn…
Tòa án dân sự Paris vừa bác yêu cầu của luật sư Maurizio Liberati (Ý) về việc đòi giải tỏa khoản tiền 5,2 triệu Euro của Vietnam Airlines đang được giữ tại tài khoản của đoàn luật sư Paris.
Dự án xây dựng tuyến đường trục nối khu đô thị Lạch Tray - Hồ Đông rộng tới 100 m tại TP Hải Phòng được khởi công cách đây 5 năm vẫn đang “giậm chân tại chỗ”. Lý do được đưa ra là có tới 52/85 hộ dân không chịu bàn giao đất cho dự án trong khi quyết định cưỡng chế thu hồi đất đã được UBND quận Ngô Quyền ban hành.
Hawking & Mlodinow vừa công bố cuốn sách “The grand Design” (Cuộc đại thiết kế) trong đó các tác giả nêu lên nhiều quan điểm gây nên một làn sóng phản ứng gay gắt từ phía các nhà khoa học, triết học và thần học.
Không phải lúc nào những phát minh đặc biệt hữu ích cho đời sống cũng mang lại tiền bạc và danh vọng cho chủ nhân. Dưới đây là cái nhìn cận cảnh về một vài phát minh xuất sắc, đã và đang phục vụ cho hàng triệu người trên khắp thế giới, nhưng không thể đưa tên tuổi người sáng chế vào lịch sử hay trở thành tỉ phú!