Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nước hiện vẫn còn chảy trên sao Hỏa?

Các nhà khoa học vừa phát hiện được trong các bức ảnh mà NASA mới chụp được trên bề mặt sao Hỏa có các rãnh đất mới được hình thành trong vòng bảy năm qua.

Đây là một bằng chứng mạnh mẽ cho thấy rất có thể cho tới ngày nay vẫn có nước trên hành tinh này. Và với sự hiện diện của nước, rất có thể người ta sẽ có cơ hội tìm ra sự sống tại đây.

Những nghiên cứu trước đây từng cho rằng một số rãnh đất trên sao Hỏa có điều kiện địa lý rất mới. Nhưng khi đó người ta cho rằng khoảng thời gian hình thành của các rãnh đó có thể là hàng triệu năm trước. Tuy nhiên, những dữ liệu mới nhất do con tàu thám hiểm sao Hỏa Mars Global Surveyor (MGS) thu thập được trước khi mất tín hiệu, đã cho thấy rằng rất có thể cho đến ngày nay vẫn còn nước chảy trên hành tinh đỏ này.

Ông Michael Malin, thuộc Công ty đo đạc Malin Space Science Systems ở San Diego, California (Mỹ), người phụ trách cuộc nghiên cứu nói: "Những hoạt động tạo rãnh hiện nay đã được biết tới từ trước, nhưng việc phát hiện ra rằng nó vẫn đang diễn ra quả là tuyệt vời".

Từ lâu, các nhà khoa học đã nỗ lực tìm kiếm những chứng cứ về những vi khuẩn xanh nhỏ bé trên sao Hỏa, nhưng giờ đây họ đã có một ý tưởng tốt hơn để tìm kiếm. Ông Mike Ravine, một đồng nghiệp của ông Malin nói: "Nếu tôi đang tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa, tôi sẽ chuyển hướng nghiên cứu của mình theo những điểm mới này".

Các nhà khoa học vẫn biết là trên sao Hỏa hiện vẫn có nước nhưng ở dưới dạng băng. Có những chỏm băng vùng cực trên hành tinh này, và các tín hiệu rada cũng cho thấy có cả băng ở dưới lòng đất.

Ông Malin và đồng nghiệp đã phân tích các bức ảnh do MGS chụp và thấy rằng những rãnh đất trông rất giống như chúng được tạo thành từ những dòng chảy của chất lỏng - chúng có những nhánh rẽ hình bàn tay và chạy quanh những vật cản giống như những dòng suối trên Trái đất; và có những tích tụ trầm tích tại cuối mỗi rãnh.

Một trong những rãnh này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2001, sau đó đã được chụp ảnh lại vào năm 2005. Trong suốt khoảng thời gian đó, đã có khoảng 300m trầm tích mới được tạo thành. Còn trong một rãnh đất khác, được hình thành trong khoảng từ năm 1999 và năm 2004 trong một miệng núi lửa ở khu vực Centauri Montes, có một số nhánh rẽ đã tỏa ra trong một khu vực rộng khoảng 600m.

Ông Nathan Bridgé, người nghiên cứu Thiết bị Khoa học chụp ảnh độ phân giải cao (HiRise), hiện được đặt trên con tàu thám hiểm Mars Reconnaissance Orbiter, nói: "Những bức ảnh này cho thấy rõ ràng là rất có thể có nước chảy trên sao Hỏa trong điều kiện khí hậu hiện nay".

Mặc dù còn có những đặc điểm khác trên bề mặt sao Hỏa dường như cũng được hình thành do nước chảy như vùng châu thổ ở cuối những thung lũng sông hay những vùng đồng bằng cửa sông rộng lớn, nhưng chúng có độ tuổi lớn hơn rất nhiều so với các rãnh đất.

Hiện vẫn chưa có những lời giải thích chính xác về việc hình thành của các rãnh đất, hoặc nơi xuất hiện của dòng nước. Những rãnh đất này có thể được tạo thành từ những lớp tích tụ tuyết, nhưng ông Malin tin rằng có những nguồn nước ngầm trên sao Hỏa. Ông nhận định rằng nguồn nước được đun nóng ở sâu bên dưới vỏ của hành tinh và trào lên bề mặt tạo thành những rãnh đất. Câu hỏi còn lại là làm thế nào mà nước vẫn giữ được trạng thái lỏng trên bề mặt giá lạnh của hành tinh này, vốn thường xuyên có nhiệt độ dưới 0oC.

Ông Malin khẳng định: "Điều đó là có thể xảy ra với điểm đông lạnh thường thấp hơn đối với các dung dịch, nhưng chúng tôi vẫn chưa có được bằng chứng cụ thể". Thí dụ, nước muối đóng băng ở nhiệt độ thấp hơn so với nước thông thường, mà nước trên sao Hỏa có thể sẽ rất mặn. Những vùng trũng trên bề mặt sao Hỏa có thể cũng là nơi thu hút được nhiều ánh sáng Mặt trời và làm ấm được một khu vực nhỏ.

Những những giả thiết này không thể chứng minh được qua các bức ảnh. Một chuyến tàu hạ cánh xuống sao Hỏa để lấy mẫu là cách tốt nhất để xác định chính xác tất cả những gì đã xảy ra.

Thiết bị HiRise sẽ được thiết lập để quan sát một số rãnh đất. Nó đã chụp được một số rãnh trong một khu vực gần với khu vực mà ông Malin đã khám phá, và trong một vài tuần tới, thiết bị này sẽ tiến hành chụp các bức ảnh ở khu vực này.

Một dự án tương tự cũng đã phát hiện được khoảng 20 miệng núi lửa mới hình thành từ năm 2004. Một bức ảnh mà chiếc máy ảnh ống kính rộng của MGS vô tình chụp được hồi tháng 1.2006 đã chụp được một vết mờ trên lớp bụi đất được tạo thành từ một sự va chạm. Trước đó, những hình ảnh có độ phân giải cao chụp ở khu vực này đều không cho thấy có hình ảnh miệng núi lửa nào. Vậy mà trong những bức sau này lại thấy xuất hiện một miệng núi lửa nhỏ.

Việc thu thập dữ liệu về mật độ hình thành của các miệng núi lửa trên bề mặt sao Hỏa sẽ giúp các nhà khoa học xác định được tuổi của các đặc điểm khác trên sao Hỏa bằng cách xem xét lần hình thành núi lửa trên đó. Ông Albert Haldeman, một nhà khoa học tại Phòng Thí nghiệm Phản lực tại Pasadena, California (Mỹ) nói: "Việc biết được tuổi của các đặc điểm trên bề mặt sao Hỏa sẽ giúp chúng ta biết được những hoạt động nào đã diễn ra vào thời điểm nào trên hành tinh này".

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

  • NASA sẽ “cứu” kính thiên văn Hubble vào năm 2008
  • Chim có thể tuyệt chủng vì hiệu ứng nhà kính
  • Phát hiện hành tinh nửa nóng, nửa lạnh
  • Trái đất nóng lên sẽ làm giảm sản lượng lương thực
  • Loài dơi với chiếc lưỡi dài lạ thường
  • Sao chổi - bí ẩn của vũ trụ
  • Bụi sao chổi có chứa vật chất hữu cơ
  • Con người đã làm cho các bão ngày càng trở nên hung dữ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị