Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ong mật tiếp xúc với côcain nhảy nhiều hơn

Trong một nghiên cứu thách thức các ý tưởng hiện tại về não của động vật, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra ong mật tiếp xúc với côcain có khuynh hướng nhảy nhiều hơn

Trong một nghiên cứu thách thức ý kiến về não của côn trùng, các nhà nghiên cứu phát hiện ra ong mật tiếp xúc với côcain có khuynh hướng nhảy nhiều hơn

Bình thường, những con ong mật tìm kiếm thức ăn báo động cho đồng đội của mình về các nguồn thức ăn tiềm năng khi chúng phát hiện mật hoa hoặc phấn hoa chất lượng cao, và chỉ khi tổ ong cần. Chúng thực hiện điều này bằng cách thực hiện điệu nhảy, gọi là điệu nhảy “quay tròn” hoặc “lúc lắc”, trên một “sàn nhảy’ chuyên dụng trong tổ ong. Điệu nhảy đưa ra những lời chỉ dẫn cụ thể giúp những con ong khác tìm kiếm thức ăn.

Ong mật kiếm ăn tiếp xúc với côcain có khuynh hướng nhảy, bất kể chất lượng của thức ăn chúng tìm thấy hoặc trạng thái của tổ ong như thế nào.

Phát hiện, được đăng chi tiết trong tạp chí Sinh Học Thực Nghiệm, đưa ra thông tin mới về ngôn ngữ khiêu vũ nổi tiếng của ong mật, theo giáo sư về sâu bọ và khoa học thần kinh Gene Robinson của trường đại học Illinoise. Nghiên cứu còn ủng hộ ý kiến cho rằng, trong một số trường hợp nhất định, ong mật, giống như con người, được tạo động lực bằng cảm giác khen thưởng.

Giáo sư Robinson giải thích, “điệu nhảy của ong mật là một chuỗi hoạt động phức tạp khó tin được như thế này. Nó là một hệ thống giao tiếp tích hợp, rất tinh vi và thanh lịch, một trong bảy kỳ quan của thế giới hành vi của động vật.”

Điệu nhảy còn là một công cụ quan trọng để hiểu được hành vi xã hội trong động vật – đặc biệt là lòng vị tha, “chất keo xã hội” trong tất cả xã hội, bao gồm cả xã hội chúng ta, giáo sư nhận định.

Giáo sư Robinson quan tâm về điệu nhảy lúc lắc và từ đó khiến ông nghiên cứu octopamine, một chất hóa học thần kinh quan trọng đối với hành vi của côn trùng – đặc biệt trong cử động và ăn.

“Các loại côn trùng đơn độc phản ứng với việc tiếp xúc octopamine là ăn nhiều hơn,” giáo sư cho biết. Ong mật không ăn nhiều hơn khi tiếp xúc octopamine, nhưng chấp nhận thức ăn chất lượng kém hơn. Dữ liệu này khiến giáo sư Robinson tự hỏi liệu octapamine cũng ảnh hưởng đến điệu nhảy lúc lắc hay không, một hành vi độc đáo của ong mật đi tìm thức ăn. Trong một nghiên cứu trước đó, giáo sư phát hiện ra những kẻ tìm thức ăn có mức độ octapamine trong não cao hơn tất cả các con ong khác trong tổ ong.

Trong một nghiên cứu công bố vào năm 2007, giáo sư Robinson và các đồng nghiệp cho biết việc dùng octapamine làm cho ong mật tìm thức ăn nhảy thường xuyên hơn. Điều này ám chỉ rằng octapamine có vai trò trong hành vi nhảy của ong mật. Nó cũng đưa ra một cơ chế hiểu biết về sự tiến hóa của hành vi vị tha.

“Ý tưởng đằng sau nghiên cứu này là có thể cơ chế này, cơ chế thiết lập hành vi ích kỷ - ăn – đã được trung hòa trong quá trình tiến hóa xã hội để thiết lập hành vi xã hội – đó là hành vi vị tha,” giáo sư cho biết. “Vì vậy nếu bạn ích kỷ và bạn được tăng lượng octapamine, bạn sẽ ăn nhiều hơn, nhưng nếu bạn vị tha, bạn sẽ không ăn nhiều hơn mà bạn sẽ nói cho những người khác về nó để họ cũng có thể ăn.”

Nhưng người ta cũng không biết liệu côn trùng có một hệ thống khen thưởng có thiện ý hay không. Câu hỏi này đã khiến các nhà khoa học nghiên cứu hiệu ứng của côcain tác động lên hành vi của ong mật. Côcain – một hóa chất được cây côca sử dụng để bảo vệ nó khỏi các côn trùng ăn lá cây -  gây trở ngại cho sự lưu thông octapamine trong não của côn trùng và có tác động thật sự lên hệ thống khen thưởng ở động vật có vú, bao gồm cả con người. Nó làm việc này bằng cách ảnh huởng hệ thống dopamine có liên quan về mặt hóa học.

Dopamine đóng vai trò trong khả năng dự đoán và phản ứng với sự hài lòng hoặc khen thưởng ở con người. Nó còn quan trọng đối với chức năng vận động và  điều chỉnh nhiều chức năng khác, bao gồm nhận thức, ngủ, tâm trạng, sự chú ý và học hỏi.

Một khía  cạnh khác của việc khen thưởng trong não người là có liên quan đến hành vi vị tha, giáo sư Robinson cho biết. Nghĩ về hoặc thực hiện hành vi vị tha kích thích trung tâm hài lòng của não người.

Bởi vì côcain làm cho ong mật nhảy nhiều hơn – một hành vi vị tha- các nhà nghiên cứu tin là kết quả của họ ủng hộ ý kiến cho rằng trong não động vật có hệ thống khen thưởng, một suy nghĩ trước đây chưa từng chứng minh được.

Để xác định liệu côcain chỉ khiến cho ong mật chuyển động nhiều hơn hay nhảy tại những thời điểm hay nơi chốn không thích hợp hay không, các nhà nghiên cứu thực hiện một loạt thử nghiệm thứ hai. Những test này cho thấy ong mật không đi tìm thức ăn không nhảy, ngay cả khi tiếp xúc với côcain. Chứng tỏ những con đi tìm thức ăn khi tiếp xúc với côcain không chuyển động nhiều hơn những con ong khác (ngoại trừ khi nhảy), và chúng không nhảy ở những thời điểm hay ở những nơi không thích hợp ngoại trừ “sàn nhảy” của chúng.

Các nhà nghiên cứu còn phát hiện thấy ong tiếp xúc với côcain không nhảy mỗi khi chúng thực hiện hành trình tìm thức ăn. Và điều quan trọng nhất là, điệu nhảy của chúng không bóp méo thông tin.

“Không giống như chúng đang xoay tròn trên sàn nhảy một cách mất kiểm soát,” giáo sư Robinson cho biết. “Đây là phản ứng kiểu mẫu. Nó cung cấp thông tin về khoảng cách, thông tin về vị trí, và thông tin đó không hề bị thay đổi.”

Trong cuộc thử nghiệm cuối cùng mà cũng cho thấy sự tương đương với hành vi của người, các nhà nghiên cứu phát hiện ra ong mật tiếp xúc với côcain mất đi các triệu chứng khi thuốc mất đi.

Nghiên cứu này ủng hộ mạnh mẽ ý tưởng cho rằng ong có hệ thống khen thưởng, và hệ thống này đã được hình thành và hiện đang tham gia vào hành vi xã hội, tạo động lực cho chúng nói cho đồng đội của mình biết về thức ăn mà chúng tìm thấy,” giáo sư Robinson cho biết.

Phát hiện còn ám chỉ ong mật sẽ là đối tượng tốt để nghiên cứu việc làm dụng chất, ông nói.

(Theo ScienceDaily - Theo Sở KHCN Đồng Nai )

  • Người và tinh tinh sử dụng các khu vực não giống nhau để biểu lộ khuôn mặt
  • Con người thật sự có giác quan thứ sáu?
  • Trẻ chơi game trên vi tính học tập tốt hơn
  • Giảm cân cải thiện chức năng tình dục
  • Núi lửa làm dịu mát vùng nhiệt đới
  • Ong mật làm “vệ sĩ”của cây
  • Tại sao khi đi chúng ta lại đánh tay?
  • Nước uống có chứa protein mang lại thành tích thể thao tốt nhất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị