Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát hiện bộ xương cá voi thời tiền sử

Các nhà nghiên cứu Ý vừa khai quật được một bộ xương cá voi 4 triệu năm tuổi ở nuớc này. Bộ xương gần như nguyên vẹn, dài khoảng 10 m.

Theo các chuyên gia, bộ xương cá voi gần như nguyên vẹn là một trong những bằng chứng cho thấy Địa Trung Hải là môi trường sống thuận lợi cho các loài sinh vật biển có vú.

Khám phá nói trên sẽ giúp các chuyên gia có điều kiện lập mô hình tái hiện môi trường biển thời tiền sử ở khu vực này.

Theo các nhà cổ sinh vật học thuộc Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên của trường Đại học Florence, bộ xương cá voi này dài khoảng 10 mét, có từ kỷ nguyên Pliocene, được tìm thấy gần như nguyên vẹn, chỉ thiếu có một vài chiếc xương hàm mà thôi.

Vào thời đại đó, hầu như toàn bộ nước Ý chìm trong biển nước, do đó, việc phát hiện xương hóa thạch của các động vật biển có vú ở khu vực Tuscan cũng là điều dễ hiểu.

Nhưng bộ xương cá voi này, được khám phá cách biển Địa Trung Hải 6 dặm (khoảng 11,6 km) về phía Đông, là một mẫu vật rất đặc biệt và thú vị, bởi vì nó gần như nguyên vẹn. Và đáng chú ý hơn nữa là có rất nhiều tàn tích sinh vật biển được tìm thấy chung quanh bộ xương này.

Phát biểu với hãng tin AP, bà Elisabetta Cioppi, trưởng bộ phận cổ sinh vật của viện bảo tàng và là điều phối viên trong cuộc khai quật, phấn khởi nói: “Phát hiện này sẽ tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc tái hiện môi trường sống ở đại dương thời xa xưa”.

Theo Viện bảo tàng, cuộc khai quật đã được bắt đầu từ tháng 2 vừa qua sau khi một nhà nghiên cứu nghiệp dư tình cờ phát hiện các mẫu xương trong khi đang đào tìm hóa thạch. Những mẫu xương đó được tìm thấy ở độ sâu 91,4 mét dưới lòng đất, tại Orciano Pisano, cách Florence khoảng 50 dặm (93 km) về phía Tây.

Theo GS Alessandro Garassino, thuộc Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở Milan, những vùng biển ấm bao phủ miền quê Tuscan đã bắt đầu cạn dần cách đây khoảng 1,5 triệu năm.

Ngày nay, vùng quê Tuscan xinh đẹp, với hệ thực vật phong phú và những ngọn đồi nhấp nhô gợn sóng, vẫn là nơi chôn vùi nhiều xương cốt động vật biển qua rất nhiều thế kỷ.

Theo các báo cáo, cách đây hơn 1 tuần lễ, những bộ xương cá voi khác cũng đã được phát hiện ở Ý, trong đó có một bộ được tìm thấy dưới một khu vườn nho ở Tuscan.

GS Garassino nói: “Tuy phát hiện này không phải là quá hiếm, nhưng nó giúp khẳng định rằng Địa Trung Hải bao giờ cũng là một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các loài động vật hữu nhũ ở biển”.

Theo dự kiến, sau khi được phục hồi, bộ xương cá voi mới nhất này sẽ được trưng bày tại Viện Bảo tàng Florence.

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

  • 10 phát kiến vĩ đại nhất trong lịch sử vật liệu thế giới
  • Nhật: Theo dõi núi lửa từ vệ tinh
  • Tàu điện siêu tốc 574 km/giờ
  • Trung Quốc chế tạo thành công xe tự hành trên Mặt Trăng
  • Động đất gây sóng thần ở nam Thái Bình Dương
  • Kéo siêu nhỏ
  • Sau người máy, nay đã có chim máy
  • Bí mật khả năng truyền âm kỳ diệu của nhà hát Hy Lạp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị