Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Yale, Mỹ, vừa phát hiện ra lực ánh sáng "đẩy", có thể được sử dụng để điều khiển các bộ phận trên các micro chip silicon. Điều này có nghĩa là trong tương lai các thiết bị nano có thể được điều khiển bằng ánh sáng thay vì bằng điện.
Trước đó, nhóm đã khám phá ra lực "hút" của ánh sáng và chứng tỏ nó có thể được điều khiển như thế nào để di chuyển các bộ phận trên các hệ micro và nano điện tử, các công tắc cơ trên một con chip. Hiện giờ, các nhà khoa học đã khám phá ra lực đẩy bù.
Từ năm 2005, các nhà nghiên cứu đã mô tả trên lý thuyết sự hiện diện của cả lực hút và lực đẩy của ánh sáng nhưng phải cho đến nay mới chứng minh được.
Lực hút và lực đẩy mà nhóm nghiên cứu khám phá được tách từ lực được tạo ra do áp lực bức xạ của ánh sáng, đẩy vào một vật thể khi ánh sáng được chiếu vào nó. Thay vì vậy, chúng đẩy hoặc kéo theo kiểu chuyển vị ngang từ hướng ánh sáng di chuyển.
Trước đó, các kỹ sư đã sử dụng lực hút mà họ phát hiện để di chuyển các bộ phận trên một chip silicon theo một hướng, ví dụ như kéo một công tắc cỡ nano để mở nó, nhưng không thể đẩy nó theo hướng ngược lại. Sử dụng cả hai lực nghĩa là giờ đây họ có thể hoàn toàn điều khiển và thao tác với một số bộ phận ở cả hai hướng.
Nhằm tạo ra lực đẩy trên một chip silicon, nhóm đã phân tách một chùm tia tử ngoại thành hai chùm riêng biệt và buộc mỗi một chùm di chuyển qua một độ dài khác nhau của một dây nano silicon, còn được gọi là ống dẫn sóng. Kết quả là, hai chùm ánh sáng trở nên lệch pha nhau, tạo ra lực đẩy với cường độ có thể kiểm soát được, hai chùm sáng càng lệch pha nhau thì lực đẩy càng mạnh.
Nhóm nghiên cứu cho biết, trong tương lai các lực của ánh sáng này có thể điều khiển các linh kiện viễn thông sẽ đòi hỏi ít năng lượng nhưng chạy nhanh hơn so với những linh kiện hiện tại.
(Theo (Vista) // Tạp chí Hoạt động Khoa Học)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com