8. Lười đất (tên khoa học Megatherium americanum)
- Tuyệt chủng: khoảng 8.000 năm trước
- Mức độ bảo tồn ADN: 2/5
- Động vật mang thai hộ thích hợp: 1/5
Loài thú khổng lồ ở Nam Mỹ này ở tư thế đứng có thể cao tới 6 m và ước tính nặng đến 4 tấn. Do lười đất tuyệt chủng chưa lâu lắm nên các nhà khoa học tìm được nhiều mẫu hóa thạch còn dính lông – một nguồn ADN lý tưởng. Vì thế, việc công bố bản đồ gien chỉ còn là vấn đề thời gian – theo Hendrik Poinar ở Đại học MacMaster (Canada), người từng trích xuất ADN của lười đất từ phân hóa thạch có niên đại 30.000 năm trước. Cái khó là tìm con vật mang thai hộ thích hợp. Họ hàng gần nhất còn sống của lười đất là loài lười 3 ngón sống trên cây có thân hình quá nhỏ không thể mang thai thế được.
9. Chim Moa (tên khoa học Dinornis robustus)
- Tuyệt chủng: khoảng năm 1500
- Mức độ bảo tồn ADN: 3/5
- Động vật mang thai hộ thích hợp: 2/5
Nhiều ADN được tìm thấy trong xương và thậm chí trứng của chim Moa vẫn còn nguyên vẹn trong các hang động ở New Zealand, vì thế việc tái lập bộ gien của loài chim không biết bay cao hơn 3 m là việc trong tầm tay. Mặc dù chim Moa và đà điểu là “bà con” xa nhưng có thể cấy gien của chim vào trứng đà điểu. Do trước nay các nhà khoa học chưa nhân bản chim, nên giải pháp khả thi nhất sẽ là biến đổi phôi đà điểu sao cho giống chim Moa.
10. Nai sừng tấm Ireland (tên khoa học Megaloceros giganteus)
- Tuyệt chủng: khoảng 7.700 năm trước
- Mức độ bảo tồn ADN: 3/5
- Động vật mang thai hộ thích hợp: 2/5
Loài nai khổng lồ này không chỉ xuất hiện ở Ireland mà khắp cả châu Âu cách nay khoảng 400.000 năm. Nai sừng tấm Ireland đực đứng cao hơn 2 m (tính tới vai) với bộ gạc khổng lồ rộng tới 4 m. Họ hàng gần nhất còn sống là loài hươu hoang với thân hình nhỏ hơn rất nhiều, hai loài từng tách nhóm tiến hóa khoảng 10 triệu năm trước. Do hai loài quá khác biệt nên rất khó hy vọng bộ gien hoàn chỉnh có thể giúp nai sừng tấm Ireland tái xuất trên Trái đất.
11. Đại hải ly (tên khoa học Castoroides ohioensis)
- Tuyệt chủng: khoảng 10.000 năm trước
- Mức độ bảo tồn ADN: 2/5
- Động vật mang thai hộ thích hợp: 1/5
Dự án tái sinh hải ly (loài thường) đang gây tranh cãi dữ dội ở một số nước nên có thể hình dung mức độ ồn ào khi đưa loài đại hải ly dài 2,5 m đã tuyệt chủng trở lại Bắc Mỹ. Theo Hendrik Poinar, khả năng lập được bản đồ gien của loài gặm nhấm này không cao lắm. Mặc dù là bà con rất xa và to chỉ bằng một nửa đại hải ly nhưng capybara (loài gặm nhấm Nam Mỹ giống chuột lang) là ứng viên “đẻ mướn” sáng giá nhất.
12. Khỉ đột (tên khoa học Gorilla gorilla)
- Có nguy cơ tuyệt chủng
- Mức độ bảo tồn ADN: 5/5
- Động vật mang thai hộ thích hợp: 5/5
Các nhà bảo tồn thiên nhiên đang đông lạnh mô của những loài có nguy cơ tuyệt chủng với hy vọng có thể tiến hành nhân bản với sự trợ giúp của loài “bà con” gần với chúng một khi tìm thấy môi trường sống thích hợp. Đối với khỉ đột, loài có thể mang thai hộ là tinh tinh.
THUẬN HẢI (Theo New Scientist, Answers)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com