Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Protein nhân tạo kiểm tra nhanh kim loại độc hại

Protein huỳnh quang trên cơ thể một loài động vật. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Các nhà khoa học Nhật Bản vừa tổng hợp được một loại protein huỳnh quang, có thể giúp kiểm tra nhanh kim loại độc hại như arsenic, cadmium và chì có trong nước ngầm.

Công nghệ kiểm tra này có giá thành thấp và đơn giản thuận tiện. Các nhà khoa học hy vọng trong 1-2 năm tới sẽ ứng dụng công nghệ này vào thực tiễn.

Trong báo cáo đăng trên tạp chí quốc tế Thiết bị cảm biến sinh vật và điện tử học sinh vật, phó giáo sư Qiantianyongyu thuộc Đại học Utsunomiya (Nhật Bản) cho biết đã tạo ra được protein nhân tạo tổng hợp huỳnh quang “GFP - Trans-acting factor” bằng cách kết hợp giữa Trans-acting factor với protein huỳnh quang màu xanh.

Khi tiến hành thí nghiệm, các nhà khoa học đã trộn lẫn protein nhân tạo tổng hợp này với mẫu phẩm nước ngầm, sau đó tiến hành lọc bằng các tấm xốp đặc biệt. Sau khoảng 15 phút, dùng nước cất rửa sạch lớp kim loại độc hại bám vào protein nhân tạo tổng hợp. Kim loại độc hại trong mẫu phẩm càng nhiều, đòi hỏi càng phải làm sạch nhiều protein nhân tạo tổng hợp, vì thế mức độ huỳnh quang trên bề mặt tấm xốp càng ít đi.

Các nhà khoa học có thể tính toán được giá trị huỳnh quang bằng máy đo, qua đó kiểm tra hàm lượng kim loại độc hại trong mẫu phẩm.

Protein nhân tạo tổng hợp này ở dạng bột, dễ dàng lưu trữ, các thiết bị kiểm tra kèm theo cũng dễ dàng mang vác.

Phó giáo sư Qiantianyongyu cho biết: “Trước mắt công nghệ này chỉ kiểm tra được ba kim loại gồm arsenic, cadmium và chì. Hy vọng trong tương lai sẽ kiểm tra được nhiều kim loại khác và rút ngắn thời gian kiểm tra xuống còn khoảng năm phút”./.
 
Ngọc Thúy (Vietnam+)

  • Sản xuất nhiên liệu sinh học từ rơm khô và cây
  • Phát hiện dao cổ nhất thế giới
  • Động đất ở Haiti và New Zealand: Sự so sánh công bằng?
  • Lần đầu tiên con người tạo ra 'nước khô'
  • Cầu dao tự động thông minh đầu tiên trên thế giới
  • Phát hiện lò nướng bánh cổ ở hoang mạc Ai Cập
  • Vỏ bọc của trái đất bất ngờ co lại
  • Hình ảnh mới nhất về tàu Titanic
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị