Rắn có thể xơi hết những con mồi lớn hơn cả nó... Nhưng rắn "ăn" con mồi như thế nào? Người ta vừa tìm ra cơ chế "ăn mồi của rắn: Nó nén con mồi lại và từ từ tiêu hóa chúng.
Làm thế nào mà rắn có thể xơi hết những con mồi lớn hơn cả nó?
Đó vẫn là một bí ẩn, ít nhất cho đến gần đây. Một số nhà khoa đã thử tìm câu trả lời cho bí ẩn này.
Đó là Kate Jackson và đồng nghiệp ở Đại học
Họ đã quan sát rất kĩ những con rắn chúa (tên khoa học: Lampropeltis getulas) khi chúng nuốt chửng những con rắn ngô (tên khoa học: Elaphe guttata), với chiều dài xấp xỉ chúng.
Gọi là rắn ngô vì chúng có những vết chấm trên bụng, và thường ẩn náu trong các ruộng ngô để săn mồi, chủ yếu là các loài gặm nhấm.
Rắn chúa sau khi xiết chặt và hạ gục con mồi, thì chúng mở rộng hàm, và ngậm chặt hàm trên vào con mồi và nuốt từ từ.
Để có thể nuốt được con mồi, rắn chúa phải nén những đốt xương sống lại và để cơ thể của nó co dãn theo chiều dọc.
Và, rắn chúa dùng lực của cơ thể nén cột sống của con mồi lại như người ta đang chơi đàn ac-cooc-đi-ông. Thậm chí phần đầu của con mồi có to hơn bụng của rắn chúa, chúng vẫn có thể ép chặt nó lại cho vừa với dạ dày của mình.
Tuy vậy, hầu hết những con rắn chúa chỉ tiêu hóa được một phần của con mồi mà thôi.
Phần còn lại được chúng nôn ra.
Có một trường hợp rắn chúa được ghi nhận đã tiêu hóa toàn bộ bữa ăn của mình, và quá trình đó mất đến... 15 ngày!
(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com