Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Robot chăm sóc người già

Ngày càng có nhiều phát minh ra đời ở Nhật Bản nhằm giúp cuộc sống người cao tuổi và người tàn tật trở nên dễ dàng hơn

Xe lăn robot, cánh tay cơ khí và robot bồi bàn nằm trong số những phát minh mới được giới thiệu tại cuộc triển lãm Robotech vừa diễn ra ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản) vào cuối tháng qua.

Robot có ngoại hình của người hầu gái được giới thiệu tại triển lãm Robotech 2010 ở Tokyo, Nhật Bản hôm 29-7. Ảnh: Getty Images

Giảm gánh nặng xã hội

Đây là những phát minh nhằm giúp giảm bớt gánh nặng tại đất nước người dân có tuổi thọ vào hàng cao nhất thế giới này bằng cách giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn đối với người cao tuổi, người tàn tật và người chăm sóc họ. Theo Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản, phụ nữ nước này hiện có tuổi thọ bình quân cao nhất thế giới – 86,44 tuổi, trong khi nam giới sống được bình quân 79,59 năm.

Ông Yoshitaka Takata, một quan chức tiếp thị của Công ty Japan Logic Machine, cho hãng tin AFP biết: “Việc chăm sóc người cao tuổi đòi hỏi rất nhiều sức lực. Sự xuất hiện của robot có thể hỗ trợ rất nhiều cho công việc này”. Tại triển lãm Robotech, công ty này đã giới thiệu robot Yurina có thể di chuyển và dùng cánh tay để nâng người nằm liệt giường lên.

Một trong những phát minh đáng chú ý tại triển lãm là chiếc xe lăn robot. Nó có thể tự động di chuyển bên cạnh một người đi bộ. Xe lăn này được trang bị một camera và các bộ cảm biến có khả năng nhận biết người chăm sóc hoặc trở ngại để có thể hướng dẫn xe đi một cách an toàn. Ngoài việc di chuyển tự động, xe có thể được lái hoặc dừng lại bởi người ngồi xe lăn thông qua một cần điều khiển. Nhận thấy sự thiếu hụt người chăm sóc người cao tuổi và người tàn tật ở Nhật Bản, ông Yoshinori Kobayashi, một thành viên nhóm nghiên cứu tại Đại học Saitama ở gần Tokyo, cho biết nhóm của ông đang phát triển một hệ thống cho phép có nhiều hơn một chiếc xe lăn tự động cùng lúc đi theo một người để chăm sóc.

Cải thiện chất lượng cuộc sống

Một phát minh khác hứa hẹn giúp cuộc sống người tàn tật trở nên dễ dàng hơn là cánh tay robot Rapuda được phát triển bởi nhà phát minh Woo-Keun Yoon của Viện Công nghệ và Khoa học công nghiệp tiên tiến. Những bệnh nhân nào bị tê liệt nhưng vẫn có thể cử động một số bộ phận của cơ thể, như ngón tay, ngón chân hoặc cổ, sẽ có thể kiểm soát cánh tay robot này, tận dụng tầm với và sức mạnh của nó.Cánh tay có thể được gắn vào xe lăn, bàn và những vật thể khác, đồng thời có thể được kéo dài đến một mét để cầm đồ vật, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người tàn tật. Ông Yoon cho biết: “Điều quan trọng là bạn có thể uống trà bất kỳ khi nào bạn muốn hoặc chọn lựa những gì bạn thích trong cửa hàng. Nếu không, bạn sẽ phải mệt mỏi với việc nhờ người khác giúp đỡ và cám ơn họ”.

Ngoài xe lăn robot, Đại học Saitama còn giới thiệu một robot giống người được thiết kế để có thể phỏng đoán mong muốn của người sử dụng nó bằng cách đọc nét mặt của họ. Robot này vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Nó có ngoại hình trông như một người hầu gái, được trang bị phần mềm và các bộ cảm biến để biết được khi nào có người nhìn nó và đáp ứng lại, ví dụ như mang nước uống cho họ. Ông Kobayashi cho biết một ngày nào đó, robot này có thể được dùng trong ngôi nhà có người cao tuổi hoặc trong nhà hàng. Dù vậy, ông thừa nhận rằng việc biết được những phức tạp của hành vi con người sẽ là một thách thức trong quá trình phát triển robot nói trên.

(Theo Phương Võ // Nguoilaodong Online)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị