Lễ thành hôn đặc biệt, lần đầu tiên này, được tổ chức ở nhà hàng tại công viên Hibiya Park, trung tâm thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Chủ hôn là robot tên I-Fairy, đội vòng hoa, cho tiến hành các nghi thức của một lễ cưới thông thường.
I-Fairy (giữa) trong lễ thành hôn ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản.. |
I-Fairy được kết nối với máy tính đặt ở phía sau, che bởi một tấm mành màu đen, ở đó có người điều khiển từng cử chỉ của chú rô-bốt này.
IFairy được bán với giá 6,3 triệu yên Nhật (khoảng 47.000 bảng Anh). Hiện, robot thông mình này được bán trên thị trường một số nước như Singapore, Mỹ, Nhật Bản – theo phát ngôn viên của Kayako Kido, công ty sáng tạo ra I-Fairy.
Từ xưa, Nhật Bản vẫn là một trong những nước có nền công nghiệp tự động hùng mạnh, tân tiến nhất thế giới với những chính sách khuyến khích, hỗ trợ kinh phí nghiên cứu của chính phủ. Những robot làm việc thay thế con người trong các nhà máy giờ đây là tiêu chuẩn cơ bản trong nền công nghiệp của quốc gia này. Tuy nhiên, gần đây, Nhật Bản nghiên cứu sâu hơn, ứng dụng robot để cải thiện cuộc sống thường nhật.
Trong đó, Honda là hãng tiên phong, phát triển robot có hình dáng một đứa trẻ để phục vụ việc nhà. Các hãng điện tử khác cũng cho ra mắt những mẫu robot phục vụ người cao tuổi.
Mới đây, hãng điện tử Kokoro giới thiệu mẫu robot có thể cười, hay biểu đạt cảm xúc trên khuôn mặt như con người.
“Không chỉ mang lại nhiều niềm vui cho cuộc sống, tôi nghĩ người Nhật Bản luôn có những người bạn tuyệt vời – những chú robot” - anh Satoki Inoue, 36 tuổi, nhân viên của Kokoro cho biết.
(Theo Huy Nghĩa // Tienphong Online // Telegraph)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com