Yêu thích các thức ăn giàu chất béo không những dẫn đến thừa cân do lượng calo hấp thụ dư thừa mà còn có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng các nhịp sinh học – đồng hồ sinh học 24 giờ của mỗi người, các nghiên cứu gia thuộc Trường Đại học Herbrew đã chứng minh.
Các kết quả gần đây từ các cuộc thí nghiệm trên những con chuột cho biết rằng, mối quan hệ nhân – quả giữa chế độ ăn và sự mất cân bằng đồng hồ sinh học.(Ảnh: iStockphoto/Kristen Johansen) |
Đồng hồ sinh học điều chỉnh biểu hiện và/hoặc hoạt động của các enzim và các hocmon liên quan đến quá trình trao đổi chất, và sự sai lệch của đồng hồ sinh học này có thể dẫn đến các hiện tượng như mất cân bằng về hocmon, béo phì, rối loạn tâm lý và giấc ngủ, và bệnh ung thư.
Mặc dù ánh sáng là nhân tố lớn nhất tác động đến đồng hồ sinh học, nhưng tiến sĩ Oren Froy và các đồng nghiệp tại Viện Hóa sinh, Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng thuộc Khoa Nông nghiệp, Thực phẩm và Môi trường Robert H. Smith của Trường Đại học Hebrew ở Rehovot đã chứng minh trong các cuộc thí nghiệm với những chú chuột trong phòng thí nghiệm rằng, có mối quan hệ nhân - quả giữa chế độ ăn với sự mất cân bằng đồng hồ sinh học.
Để nghiên cứu luận văn này, Froy và các đồng nghiệp đã kiểm tra xem đồng hồ sinh học này có điều chỉnh đường truyền tín hiệu adiponectin trong gan hay không, và nếu có thì việc ăn kiêng và chế độ ăn giàu chất béo có ảnh hưởng thế nào đến việc điều chỉnh này. Adiponectin được tiết ra từ các tế bào tạo mỡ phân biệt (mô mỡ) và có liên quan đến quá trình chuyển hóa gluco và lipid. Nó làm tăng sự oxy hóa các axit béo và nâng cao độ nhạy của insulin - 2 nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc duy trì khả năng trao đổi chất thích hợp.
Sau một ngày ăn kiêng, các nghiên cứu gia đã cho các con chuột ăn theo chế độ ăn ít chất béo hoặc giàu chất béo, sau đó đo các thành phần chuyển hóa adiponectin ở nhiều mức độ hoạt động khác nhau. Ở những con chuột ăn theo chế độ ăn ít chất béo, các thành phần đường truyền tín hiệu adiponectin thể hiện đồng hồ sinh học bình thường. Ăn kiêng dẫn đến sớm pha. Chế độ ăn giàu chất béo dẫn đến trễ pha. Ăn kiêng làm tăng, còn chế độ ăn giàu chất béo làm giảm lượng protein kinase hoạt hóa hợp chất adenosine monophosphate. Protein này có liên quan đến quá trình chuyển hóa các axit béo – quá trình này có thể bị sai lệch do lượng protein kinase thấp.
Trong 1 bài báo sắp được Tạp chí Endocrinology xuất bản, các nghiên cứu gia cho biết rằng, chế độ ăn giàu chất béo này có thể góp phần gây béo phì, không chỉ do nó chứa lượng calo cao mà do nó còn làm đảo lộn các giai đoạn và nhịp điệu hằng ngày của các gien đồng hồ sinh học. Họ còn cho rằng, các biến đổi trong đồng hồ do lượng chất béo cao và đường truyền tín hiệu adiponectin có thể giúp giải thích sự sai lệch của các hệ thống do đồng hồ sinh học điều khiển có liên quan đến các chứng rối loạn về trao đổi chất như mức huyết áp và chu kỳ ngủ/thức.
(Theo ScienceDaily - Sở KHCN Đồng Nai )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com