Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sản xuất điện từ virus

Một số nhà khoa học tại Mỹ tìm ra cách sản xuất điện từ một chủng virus không gây hại cho con người.

Dòng điện mà virus tạo ra đủ lớn để số 1 hiện lên trên màn hình trong thử nghiệm của các nhà khoa học tại Đại học California. Ảnh: BBC
Dòng điện mà virus tạo ra đủ lớn để số 1 hiện lên trên màn hình trong thử nghiệm của các nhà khoa học tại Đại học California. Ảnh: BBC.

Tiến sĩ Seung-Wuk Lee, một nhà nghiên cứu của Đại học California tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp biến đối gene của một chủng virus có tên M13 bacteriophage rồi đưa chúng lên một tấm phim. Họ cũng chế tạo một điện cực có kích cỡ bằng con tem bưu điện. Khi ngón tay người gõ vào điện cực, virus sẽ biến lực gõ thành điện, BBC cho biết.

M13 bacteriophage là chủng virus tấn công vi khuẩn song không gây hại cho người. Cơ thể chúng chứa những protein hình xoắn.

Một đầu của protein mang điện tích âm, còn đầu kia mang điện tích dương. Nhóm của Lee dùng công nghệ gene để đưa 4 nguyên tử mang điện tích âm vào một đầu mang điện tích âm của protein. Những nguyên tử ngoại lai làm tăng điện thế giữa hai đầu của protein, nhờ đó làm tăng điện áp của virus.

Để thử khả năng phát điện của virus, nhóm nghiên cứu đặt một tấm phim chứa virus có diện tích 1 cm2 giữa hai điện cực bằng vàng. Một sợi dây kết nối chúng với màn hình tinh thể lỏng. Khi lực của ngón tay tác động vào điện cực, số 1 hiện lên màn hình – dấu hiệu cho thấy dòng điện đã xuất hiện.

Lee thừa nhận lượng điện mà hệ thống của ông tạo ra chưa lớn, song ông khẳng định nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục cải tiến hệ thống để nó tạo ra lượng điện lớn hơn.

Nhóm nghiên cứu cho rằng phát minh của họ sẽ dẫn tới sự ra đời của những thiết bị nhỏ xíu có khả năng nhận nguồn điện từ những hoạt động hàng ngày của con người như đóng cửa hay leo cầu thang.

“Thành quả của chúng tôi là bước khởi đầu đầy hứa hẹn đối với quá trình phát triển những máy phát điện dành cho những thiết bị có kích cỡ nano”, Lee phát biểu.

(Theo Minh Long // VnExpress)

  • Đánh răng thường xuyên giúp ngừa viêm màng não
  • Nhận dạng gen liên quan tới khối lượng vùng đồi thị
  • Ánh hào quang của Nokia ngày càng yếu
  • Tạo ra công nghệ sản xuất đại trà vật liệu Graphene
  • Phát triển nhiên liệu sinh học từ sinh khối vi tảo biển
  • Hình ảnh về nguyên tử di chuyển trong phân tử
  • Mỹ chế tạo "báo robot" siêu tốc để phá bom mìn
  • Những nhân tố gây ra hiện tượng nho chín sớm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị