Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sẽ có sóng thần lớn hơn ở Sumatra

Một nhà khoa học người Mỹ đang nghiên cứu những hòn đảo phía nam Sumatra (Indonesia), nói rằng, rất có khả năng vùng này sẽ phải tiếp tục hứng chịu những trận động đất và sóng thần lớn hơn trong những thập kỷ tới.

Giáo sư Kerry Sieh (hiện đang làm việc tại Đài quan sát kiến tạo học, Viện Công nghệ California - Mỹ) đang sử dụng mạng lưới định vị toàn cầu (GPS) để giám sát sự chuyển động của lòng đất gần với đường đứt gãy lớn (đứt gãy đã gây ra thảm họa tháng 12 năm ngoái).

Công trình của ông cho thấy, sức căng khổng lồ vẫn còn tích luỹ trong đứt gãy này, và nó có thể thoát ra trong tương lai gần. Ông tin rằng, hai thành phố Pedang và Bengkulu có nguy cơ nhiều nhất.

"Thời gian đang làm dịu bớt nỗi đau và dần phai nhạt những sự kiện như vậy", Kerry Sieh nói.

"Tôi không chắc điều đó có đang xảy ra hay không, nhưng nhóm nghiên cứu của chúng tôi vẫn khuyến cáo với những người dân sống trên bờ biển rằng, những thảm họa tương tự có thể sẽ xuất hiện trong cuộc đời con cháu họ".

Trận động đất kinh hoàng ngày 26.12 năm ngoái có cường độ 9,2 độ richter, xuất phát từ một đứt gãy dọc theo ranh giới giữa hai kiến tạo địa tầng học  Ấn Độ - Australia và Âu - Á, hai mảng kiến tạo đó đã nghiến lên nhau. Hệ quả liên đới của nó - cơn  sóng thần kinh hoàng đã gây ra sự tàn phá khủng khiếp suốt dọc Vịnh Bengal, từ Bắc Sumatra tới Thái Lan, Sri Lanka và Ấn Độ.

Ngay sau đó là trận động đất có cường độ 8,7 độ richter vào tháng 3.2005, nằm ở đường đứt gãy xa hơn về phía Nam so với trận động đất trước, nhưng trên cùng tầng ranh giới kiến tạo.

GS Sieh cũng cho biết thêm rằng, tại Hội thảo Địa vật lý liên bang Mỹ, sự lo ngại của các nhà khoa học tập trung vào các biến cố vẫn còn tồn tại xa hơn nữa về phía Nam, tới vùng quần đảo Mentawai - vùng luôn phải hứng chịu những trận động đất lớn luôn lặp lại sau 2 thế kỷ, và bây giờ đang là giai đoạn cuối của chu kỳ động đất đó.

GS Stephan Grilli, Đại học Rhode Island, đã mô hình hoá cơn sóng thần có thể sẽ xảy ra ở vùng này với động đất cỡ 9,2 độ richter, tương đương với trận đã xảy ra hôm 26.12 năm ngoái.

Pedang và Bengkulu đều lớn hơn Banda Aceh - thành phố bị phá huỷ trong cơn sóng thần hôm 26.12 năm ngoái. Giống như Banda Aceh, Pedang là thành phố nằm rất thấp so với mực nước biển.

( theo Tạp chí hoạt động khoa học )

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị