Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tại sao một số loài chim chỉ đẻ một trứng?

Tại sao một vài loài chim chỉ đẻ một cái trứng trong tổ của chúng trong khi những loài khác đẻ được 10 trứng hoặc là hơn thế nữa? Một nghiên cứu toàn cầu về sự khác biệt lớn giữa các loài chim trong nét đặc trưng này, được biết như là “ kích thước ổ trứng,” tiết lộ nhiều câu trả lời cho những nhà nghiên cứu sinh học, liên kết với các dữ liệu trong kích thước ổ trứng của 5,290 loài chim với những thông tin về sinh học và môi trường sống của những loài này.

“Với phương pháp này, chúng tôi có thể giải thích sự cân xứng chủ yếu trong khác biệt toàn cầu về kích thước ổ trứng và cũng để dự đoán chắc chắn về kích thước ổ trứng trung bình cho những loài chim đang sinh sống và đang sinh sản trong các môi trường,” Walter Jetz, phó giáo sư sinh vật học tại UC San Diego, tác giả cao tuổi của nghiên cứu cho biết. “Ví dụ, những con vật xây tổ như là chim gõ kiến, có tổ lớn hơn tổ những loài làm tổ mở. Và những loài sống trong các môi trường theo từng mùa, đặc biệt những loài đang sinh sống tại những vùng thuộc miền Bắc, có tổ lớn hơn những loài chim nhiệt đới.”

Kích thước tổ của các loài chim và những loài bò sát đã được các nhà sinh vật học nghiên cứu trong một thời gian dài. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những loài có vòng đời ngắn hoặc là tỷ lệ sống sót thấp có khuynh hướng đẻ nhiều trứng trong cùng một lúc nhằm làm tăng các cơ hội sống sót cho thế hệ sau của chúng. Trái lại, những loài sống lâu hơn hoặc là những loài có tỷ lệ sống sót cao có khuynh hướng đẻ ít trứng trong tổ và đầu tư nhiều thời gian cũng như cố gắng bảo vệ “thành quả” của chúng. Tuy nhiên, lý do tại sao loài chim này có thể đẻ một trứng còn những loài khác lại đẻ 10 trứng bởi vì khích thước tổ chim có thể gây ra biến đổi lớn và có liên quan mật thiết đối với những biến động trong môi trường sống, trong chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe của chúng.

Các tác giả của nghiên cứu bao gồm Cagan Sekercioglu, nhà khoa học cao tuổi tại đại học Stanford và Katrin Böhning-Gaese thuộc đại học Johannes Gutenberg ở Mainz, Đức được viện trợ trong cuộc điều tra nghiên cứu về hồ sơ chi tiết trong lịch sử đời sống của các loài chim trên toàn thế giới.

“Sự mê hoặc của nhân loại đối với những loài chim từ lúc bình minh hé dạng hàng nghìn nhà nghiên cứu chim và hàng triệu người say mê chim thu thập tài liệu chi tiết về đời sống của các loài chim trong nhiều thế kỷ,” Sekercioglu cho biết. “Được xuất trong vô số những quyển sách và trong các tạp chí khoa học, những dữ liệu này khiến cho các loài chim trở thành những sinh vật được nhiều người biết đến.”

“Trong nghiên cứu này, chúng tôi trả lời một trong những câu hỏi cơ bản nhất thắc mắc về các loài chim: Tại sao những loài chim đẻ số lượng trứng khác nhau? Liên kết địa lý và dữ liệu lịch sử đời sống có thể giúp chúng ta đồng thời biết được tầm quan trọng của những thay đổi môi trường, ứng phó, tiến hóa và sinh thái học trong việc tạo hình khích thước tổ của những loài chim trên thế giới. Chúng tôi chỉ ra rằng biến đổi môi trường khiến cho các chú chim xây tổ lớn hơn. Hầu hết những nghiên cứu về chim được tổ chức trong những môi trường theo từng mùa ở miền Bắc Mỹ và Châu Âu nhưng hầu hết các loài chim sống ở những vùng có sự thay đổi mùa ít.

Ba nhà sinh vật học cho biết họ tin rằng thông tin đó sẽ giữ vai trò quan trọng hơn trong nhiều cố gắng để  bảo vệ những loài chim này như những thay đổi môi trường nhanh chóng vì trái đất đang nóng lên ảnh hưởng đến những loài này.
“Các kết quả của chúng tôi chứng minh không chỉ nơi các loài chim sinh sống mà còn cách thức chúng sống như thế nào, đặc biệt là những chiến thuật sinh sôi nảy nở của chúng, tiến hóa có liên quan mật thiết với khí hậu, đặc biệt là theo từng mùa,” Jetz thuộc tổ chức UC San Diego cho biết. “Từ những thay đổi nhanh chóng đến địa lý khí hậu toàn cầu đều tương tự nhau, đều có ảnh hưởng lên cả phương diện bên ngoài và bên trong làm xáo trộn quá trình tiến hóa lâu dài giữa nơi chốn sinh sống và cách thức sinh sống ở nhiều loài.”

Sekercioglu cho biết thêm: “ Đa phần các loài chim sinh sống ở những vùng nhiệt đới. Kích thước tổ nhỏ hơn của những loài chim nhiệt đới được tạo tahnhf hình bởi khí hậu ổn định và sự sống sót của chúng phụ thuộc vào tính liên tục của những điều kiện khí hậu mà chúng thích nghi trong suốt hàng nghìn năm. Khí hậu biến đổi và nhiều biến động của môi trường sống ở những vùng nhiệt đới có thể khiến cho các loài chim này chịu ảnh hưởng nặng nề. Hàng trăm loài chim nhiệt đới đang bị đe dọa tuyệt chủng và và mâu thuẫn tiềm ẩn giữa thay đổi khí hậu và chiến thuật sinh sản của chúng có thể dẫn đến nhiều mối hại khác.”


(Theo PhysOrg - Sở KHCN Đồng Nai )

  • Phần mềm giám sát mới cho sân bay
  • 101 Câu hỏi hay nhất mọi thời đại
  • Bằng chứng sớm nhất về tổ tiên loài người sống trong hang động
  • Pin “ngọt”
  • Phát hiện mới về khứu giác của muỗi Anopheles
  • Vi khuẩn đóng vai trò lớn trong việc tạo thành các hóa thạch
  • Nghiên cứu loài rùa hóa thạch cổ nhất
  • Một ngày trong đời sống của kiến
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị