Các nhà khoa học Anh vừa phát hiện ra rằng băng tan, từ lâu là biểu hiện rõ rệt cho tình trạng ấm lên toàn cầu, đang khơi mào cho một quá trình tự nhiên mà có thể giúp làm chậm lại thậm chí chấm dứt sự biến động khí hậu.
Các nhà khoa học Anh phát hiện ra tảo xanh có thể chôn vùi khí thải CO2 dưới đáy đại dương. |
Một nhóm nghiên cứu trên tàu HMS Endurance của thủy quân hoàng gia trên vùng xa khơi biển Nam cực vừa phát hiện có các phân tử i-ông cực bé được xả vào lòng biển khi băng tan.
I-ông này làm thức ăn cho tảo, loại thực vật phát triển nhanh và hút sạch khí ô-xít cac-bon độc hại (CO2) rồi chìm xuống mang theo chất khí gây hiệu ứng nhà kính độc hại tích tụ hàng trăm năm xuống lòng biển sâu.
Nhóm nghiên cứu cho rằng quá trình này có thể giữ vai trò chủ chốt trong việc kiểm soát tạm thời tình trạng tăng nhiệt độ toàn cầu hiện nay.
Nhà nghiên cứu dẫn đầu giáo sư Rob Raiswell thuộc đại học Leeds cho biết: “Chính Trái đất đang cầu kíu chúng ta.”
Theo kết quả nghiên cứu, thử nghiệm khơi mào sẽ được tiến hành trong tháng 1 này tại vùng ngoài khơi đảo Anh của bang Nam Georgia cách Falklands 800 dặm theo hướng đông nam. Thử nghiệm sẽ đánh giá xem hiện tượng hút khí trên có thể ứng dụng để thu giữ lượng khí cac-bôn thải ra đang ngày càng gia tăng hay không.
Các nhà nghiên cứu sẽ dùng dăm ba tấn i-ông sulphate để tạo ra các thảm tảo nhân tạo. Thảm này sẽ rất rộng đến nỗi có thể nhìn thấy từ ngoài vũ trụ.
Các nhà khoa học đã biết rằng thải i-ông vào nước biển sẽ kích thích tảo sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên các nhà môi trường lại cảnh báo rằng tạo tảo nhân tạo gây nguy cơ phá vỡ hệ sinh thái vốn mong manh của hành tinh xanh.
Năm ngoái Liên hợp quốc (LHQ) đã có lệnh cấm việc thụ tinh tảo bằng i-ông trên vùng đại dương Nam cực.
Một nhóm nghiên cứu trên tàu HMS Endurance của thủy quân hoàng gia trên vùng xa khơi biển Nam cực vừa phát hiện có các i-ông phân tử cực bé được xả vào lòng biển khi băng tan. |
Tuy nhiên kết quả nghiên cứu mới này chỉ ra rằng cơ chế chế này diễn ra một cách tự nhiên trên các vùng nước biệt lập phía cực nam suốt hàng triệu năm qua. Và chính cơ chế đó đã giúp các nhà nghiên cứu đạt được sự chấp thuận của LHQ để tiếp tục tiến hành thử nghiệm.
Nhà khoa học dẫn đầu giai đoạn kế tiếp của nghiên cứu, giáo sư Victor Smetacek nói: “Khí đọc này chắc chắn sẽ biến mất khỏi khí quyển Trái đất trong vòng vài trăm năm nữa.”
Mục đích thử nghiệm là nhằm xác định liệu việc thụ tinh nhân tạo trong một khu vực có thể tạo ra nhiều tảo hơn trên vùng biển đại cực Nam hay không. Vùng đại dương đó là một nguồn chưa được khai thác để hút khí CO2 vì chúng không chứa nhiều i-ông như các vùng biển khác.
Khu vực trải rộng trên diện tích 20 triệu dặm vuông và các nhà khoa học cho rằng nếu có thể xử lý CO2 bằng i-ông, thì tảo nghiên cứu này có thể ba gi-ga tấn rưỡi khí đi-ô-xít cac-bon. Lượng đó tương đương với 1/8 tổng lượng khí thải hàng năm do đốt các loại nguyên liệu hóa thạch như dầu lửa, khí gas và than đá.
Điều này cũng tương đương với việc loại bỏ toàn bộ đi-ô-xít cac-bon do các nhà máy điện, máy móc và khí tải từ xe cộ trong các ngành công nghiệp mở rộng nhanh của Ấn độ và Nhật bản.
Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo rằng còn quá sớm để kết luận được điều gì.
Nhà nghiên dẫn đầu, giáo sư Rob Raiswell cho rằng quá trình này có thể giữ vai trò chủ chốt trong việc kiểm soát tạm thời tình trạng tăng nhiệt độ toàn cầu hiện nay. |
Một nhóm nghiên cứu từ tàu tuần tra băng HMS Endurance đã dùng một chiếc búa cán dài đi sâu vào bên trong khối băng địa cực dày 33 bộ từ một các núi băng kích cỡ 6 ngôi nhà mà đang dịch chuyển dần về phía Nam cực.
Khi tàu quay lại Anh quốc, các kính hiển vi sẽ được dùng để phân tích các mẫu mà hứa hẹn sẽ trả lời câu hỏi mà các nhà khoa học đang tìm kiếm ; các phân tử i-ông bé tí kích cỡ chỉ bằng vài phần triệu mm nằm sâu trong khối băng. Chỉ đến bây giờ người ta mới nghĩ rằng nguồn i-ông duy nhất trên vùng đại dương phía nam là do gió thổi về từ trong các hợp chất kim loại từ các vùng sa mạc cận lục địa như Australia. Nhưng nghiên cứu này đã chứng minh điều đó có thật.
Giáo sư Raiswell nói: “Các phân tử này chỉ đo được bằng phân số của mm nhưng có vai trò rất quan trọng đối với khí hậu toàn cầu.”
Sự tăng nhiệt độ toàn cầu đặc biệt là trong vòng 50 năm trở lại đây đã dẫn đến tăng tỉ lệ tan chảy băng địa cực làm mực nước biển dâng cao.
10 năm kỉ lục nóng nhất bắt đầu từ năm 1991, các chuyên gia dự báo rằng năm 2009 sẽ là năm nóng nhất chưa từng thấy.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ gia tăng trong các thập niên sắp tới khi mà các quốc gia phát triển thải nhiều khí CO2 hơn. Riêng nhiệt độ dọc theo vùng bán đảo Nam cực đã tăng thêm 2.5C trong vòng 50 năm qua.
Nhưng mỗi một phần trăm tăng trong khối lượng băng tan, giáo sư Raiswell tính toán được sẽ có 26 triệu tấn CO2 bị loại ra khỏi khí quyển.
Chuyên gia về địa cực, giáo sư Smetacek và nhóm nghiên cứu gồm 49 người Đức khỏe mạnh được giao nhiệm vụ lái tàu từ Cape Town trên vùng băng tan Polarstern trong vài ngày tới để tiến hành thử nghiệm đầu tiên.
Cơ bản là các nhà khoa học muốn biết rõ bao nhiêu tảo có thế chìm xuống lòng đại dương nơi mà khí CO2 có thể giữ lại an toàn.
Rob Raiswell, một chuyên gia hóa địa thuộc đại học Leeds tin rằng dự án sẽ gây nhiều tranh cãi vì họ không giám chắc về tác động đối với hệ sinh thái. |
Tảo đi xuống vài dặm từ bề mặt đại dương và năm ở đó hàng trăm năm; còn lớp tảo ở cách mặt nước vài trăm mét thì vẫn thải khí cac-bon ra khí quyển.
Tiến sỹ Phil Williamson, điều phối viên khoa học của nghiên cứu Surface Ocean Lower Atmosphere do Hội đồng nghiên cứu môi trường quốc gia Anh quốc tài trợ gọi nghiên cứu là một “điều hứng thú”.
“Chúng tôi đã có các hình ảnh từ vệ tinh cho thấy đại dương vẫn còn xanh nhiều tuần sau khi thử nghiệm nhưng điều quan trọng là liệu nó có giữ mãi được như thế hay không.”
Dự án làm giàu sinh vật trên các vùng biển này nhờ i-ông từ xưa đến nay được duy trì nhờ các lợi ích thương mại mà chúng mang lại. Đây là nỗ lực lớn nhất về môi trường mà các khoa học gia thực hiện được.
Tháng 5 vừa qua, Hiệp ước LHQ về Đa dạng Sinh học đã kêu gọi tạm ngưng thụ tinh nhân tạo tảo trên các vùng biển Nam cực cho đến khi có số liệu khoa học chi tiết hơn. Nhưng nhờ kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, thử nghiệm của nhóm nghiên cứu của giáo sư Smetacek từ học viện Alfred Wegener về Biển và Địa cực mới được tiếp tục.
Tuy nhiên thậm chí đến giáo sư Raiswell cũng gọi đây là dự án “gây nhiều tranh cãi”. Ông cho biết: “Các đại dương không phải là những chiếc hộp tách biệt nhau mà chúng luôn có tác động đến các khu vực lân cận.”
“Chúng ta không biết ảnh hưởng sẽ như thế nào. Hệ sinh thái vốn rất phức tạp. nếu như các i-ông trong núi băng thực sự hữu ích thì ít ra chúng cũng cần cho thêm nhiều thời gian hơn.”
“Trái đất có thể kháng cự với cơ chế này nhưng chúng ta phải cố để giảm khí thải CO2.”
Giáo sư Smetacek cho biết vấn đề này phức tạp đến độ các nhà khoa học cũng chưa tìm ra lời giải đáp. Ông cảnh báo: “Chúng ta sẽ không còn vấp phải sự phản đối nào nữa khi sự bất lực trong việc đối phó với biến đổi khí hậu trở nên rõ ràng.”
( Theo Dailymail - Theo Sở KHCN Đồng Nai )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com