Từ khứu giác đặc biệt nhạy cảm của ong, một công ty của Mỹ sáng chế thành công máy VASOR có thể phát hiện mùi để dùng trong do thám.
Theo các chuyên gia Mỹ, khứu giác của ong nhạy tương đương với chó, có thể phát hiện nhiều loại mùi trong môi trường.
Hệ thống điều khiển sinh thái học thuộc Cục Nghiên cứu các đề án quân sự tiên tiến Mỹ còn tài trợ chương trình huấn luyện ong thành các thám tử siêu hạng để phát hiện các loại mìn được chôn sâu dưới đất.
VASOR sử dụng một thiết bị cảm ứng đặc biệt, kết hợp khả năng sinh học của ong, có khả năng dò tìm mùi rất chính xác. Gồm 136 khoang, mỗi khoang chứa 1 con ong, màng lọc khí đảm bảo luồng không khí sạch cho ong.
Thiết bị có thể phát hiện được 36 loại mùi, dò tìm rất hiệu quả ở sân bay phát hiện ma túy từ người và động vật, sự phát triển của vi khuẩn trong thức ăn v.v.
Bộ não từ thế kỷ XIII vẫn nguyên vẹn
Nhóm nghiên cứu Thụy Sĩ vừa xác định thành công các tế bào thần kinh vẹn nguyên trong não của một xác ướp được bảo quản từ thế kỷ XIII.
Điều này chứng tỏ khả năng sinh tồn của mô não người qua nhiều năm sau khi chết. Bộ não trong sọ từ xác ướp của trẻ 18 tháng tuổi. Giảm mất 80% khối lượng ban đầu, nó vẫn giữ được đặc điểm về cấu tạo, cấu trúc của tế bào.
Các nhà giải phẫu học Thụy Sĩ cho biết, trường hợp duy nhất mô não này được bảo tồn tự nhiên không hiện diện các mô mềm khác.
Bộ não tìm thấy gần như nguyên vẹn các nếp nhăn trên vỏ não, do bảo tồn trong môi trường đặc trưng ở vùng này.
Cây trà nở bông sau hai thế kỷ “điếc hoa”
200 năm trước, cây hoa trà từ Trung Quốc đưa về trồng tại khu bảo tồn thực vật Chiswick, tây London, Anh. Vừa qua, cây hoa này trổ bông rực rỡ.
Người làm vườn Fiona Crumley phát hiện thấy cây trà trổ bông kể từ khi thợ làm vườn John Middlemist mang về Anh năm 1804.
Đĩa bay bất ngờ tái xuất ở Australia
Ngày 23-3, một “đĩa bay” bất ngờ xuất hiện ở phía tây thành phố Sydney của Australia, khiến cư dân thành phố này lo ngại.
Bà Fiona Hartigan bất ngờ chụp được ảnh về hiện tượng kỳ lạ này và bà cho rằng đó là hình ảnh của “đĩa bay”.
Đường nét trong các bức ảnh cho thấy một vật thể lạ từ đám mây sáng rực xuất hiện, lao xuống khu phố đông đúc bay vút lên và biến mất trong ánh hoàng hôn chạng vạng.
Xuất hiện hoàn toàn bất ngờ trong vài giây nhưng bà Fiona Hartigan kịp nhìn thấy và chụp được. Hôm đó bà vừa bước từ xe ô tô riêng để chụp hoàng hôn, bất ngờ bà chộp hình ảnh này.
Ông Doug Moffett, người phát ngôn của Tổ chức nghiên cứu “đĩa bay” của bang New South Wales cho biết mỗi năm ở Australia có từ 1.000 đến 1.500 vụ tương tự.
Dùng tên lửa hóa giải nạn hạn hán
Để tạo mưa chống hạn hán khốc liệt cuối tháng 3-2010, các nhà khoa học Trung Quốc sử dụng hàng chục chuyến bay, bắn gần 10.000 quả đạn pháo và 1.000 tên lửa lên bầu trời của các tỉnh Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Tây và Trùng Khánh.
Cục Khí tượng Trung Quốc còn sử dụng kỹ thuật mây mưa nhân tạo tạo ra những cơn mưa phùn và mưa to đặc biệt ở tỉnh Vân Nam. Đề án được thực hiện trên 3,6 triệu km2, gần bằng 1/3 diện tích toàn Trung Quốc.
Cục Khí tượng Trung Quốc đã phải dùng khoảng 6.500 súng bắn đạn cối và 6.000 máy phóng tên lửa.
(Theo Lê Thùy Dương (Sưu tầm) // Tienphong Online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com