Hai nhà du hành vũ trụ Trung Quốc đã hạ cánh an toàn vào rạng sáng 17.10, kết thúc 5 ngày sống và làm việc trong quỹ đạo.
Các nhà du hành hoàn toàn khỏe mạnh, bày tỏ cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc. Khoang trở về đã hạ cánh tại một điểm cách 1 km so với điểm dự định là hạt Siziwang Banner ở vùng Nội Mông, Trung Quốc.
Theo ông Trần Bỉnh Để, Chỉ huy trưởng chương trình vũ trụ Trung Quốc tại Trung tâm điều khiển vũ trụ Bắc Kinh, chuyến bay có người lái thứ hai của Trung Quốc là một thành công toàn diện. Các chuyên gia cho biết, chuyến bay đã hoàn thành các thí nghiệm, thu thập dữ liệu kỹ thuật và kinh nghiệm quý báu phục vụ sự phát triển ngành công nghệ vũ trụ có người lái của Trung Quốc.
Được biết Thần Châu 6 đã bay tổng cộng 3,6 triệu km trong vòng 115 giờ, 32 phút trong không gian. Chuyến bay này dài hơn và phức tạp hơn so với chuyến bay năm 2003 khi Dương Lợi Vĩ chỉ bay quanh quỹ đạo Trái đất 21,5 giờ trước khi hạ cánh bằng dù. Cho tới nay, Chương trình vũ trụ có người lái của Trung Quốc đã tiêu tốn 2,3 tỷ đô la, chỉ bằng một phần nhỏ so với chi tiêu của Mỹ.
Chuyến bay có người lái tiếp theo của Trung Quốc, trong đó có công đoạn nhà du hành đi bộ ra ngoài tàu vũ trụ, sẽ diễn ra trong năm 2007. Việc xây dựng một trạm vũ trụ quốc tế sẽ được tiến hành trong 5 năm tiếp theo.
Chương trình tên lửa của Trung Quốc được bắt đầu từ những năm 50 và nước này phóng vệ tinh đầu tiên vào quỹ đạo năm 1970. Ngày nay, Trung Quốc còn thường xuyên phóng vệ tinh cho các khách hàng nước ngoài. Chương trình vũ trụ có người lái của Trung Quốc được bắt đầu vào năm 1992. Thần Châu 6 là một phiên bản cải tiến của phi thuyền Soyuz của Nga.
( theo Tạp chí hoạt động khoa học )
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com