Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tốc độ tan chảy của các dòng sông băng nhanh gấp đôi trong thế kỷ 21

Sông băng trên núi Everest đang tan chảy với tốc độ nhanh hơn các nơi khác trên thế giới. Ảnh: Getty Imges

Kết quả nghiên cứu chung của Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) và Cơ quan giám sát sông băng thế giới (WGMS) cảnh báo tốc độ tan chảy trung bình hàng năm của các dòng sông băng trên thế giới đã tăng gấp đôi khi nhân loại bước vào thế kỷ 21 và các dòng sông băng đang bị thu nhỏ nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu.

UNEP và WGMS ghi nhận năm 2006 là năm các dòng sông băng trên thế giới bị tổn thất nhiều nhất với số băng bị mất cao gấp hai lần mức của năm 1998. Trong vòng 10 năm (1996-2005), số băng bị mất cao gấp đôi mức của 10 năm trước đó (1986-1995). Theo các số liệu lịch sử, số băng của các dòng sông băng bị tan nhanh trong thập kỷ 40 và 50 của thế kỷ 20, chậm lại từ năm 1966 đến năm 1985, song lại tăng nhanh từ năm 1986 đến nay.

UNEP và WGMS nhấn mạnh biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính khiến các dòng sông băng trên toàn cầu bị thu nhỏ nhanh hơn và sự tan chảy nhanh chóng của các dòng sông băng đã tác động nghiêm trọng đến môi trường và đời sống nhân loại, biểu hiện rõ nhất là sự biển đổi của nhiều loại cây trồng, vật nuôi, thiên tai, các nguồn cung cấp năng lượng và nước...

Trong khi đó, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) đang tích cực cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy việc thiết lập Đồng hồ các khu vực băng tuyết trên toàn cầu (GCW) để đáp ứng các nhu cầu xã hội về thời tiết, khí hậu, nước cùng các thông tin và dịch vụ về môi trường.

Đề xuất trên được hoan nghênh tại Đại hội khí tượng thế giới năm 2007 và sẽ được thúc đẩy tại Đại hội khí tượng thế giới năm 2011 nhằm thiết lập hệ thống quan sát và giám sát bền vững các khu vực băng tuyết trên bộ, trên biển và trong khí quyển không chỉ ở hai cực mà cả trên phạm vi toàn cầu

(Theo (TTXVN) // Cần Thơ Online)

  • Nhựa dẻo sẽ làm bằng nước và đất sét
  • Một số dự báo về thành tựu khoa học – công nghệ năm 2010
  • Biến giấy thải thành giấy vệ sinh
  • Ra mắt bức ảnh Mây hóa rồng kỳ thú!
  • Trái Đất với rất nhiều những điều kỳ lạ và “khó tin”
  • Trong não bộ, 7 là con số mầu nhiệm
  • Công nghệ nano có thể vận dụng trong an toàn thực phẩm
  • Bã cà phê – nguồn dầu điêzen sinh học mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị