Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Túi nhựa sẽ thành điện năng?

Những chiếc túi nhựa có thể trở thành những sản phẩm hữu dụng như mực toner, dầu bôi trơn hay pin sạc dùng cho điện thoại di động, máy tính... nếu một nghiên cứu mới được thương mại hóa.

Việc tái chế túi nhựa bị giới hạn bởi thực tế là các loại nhựa khác nhau không thể hòa trộn vào nhau được. Chất lượng của những chất dẻo được tái chế vì vậy cũng rất kém. "Đó là lý do tại sao việc tái chế rất khó thành công", Vilas Pol, tác giả của nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu quốc gia Argone ở Argonne, Ill nói.

"Tôi đã nghĩ tại sao chúng ta không thể thóat khỏi điều này. Kết hợp chúng và làm chúng suy biến. Bạn có thể kết hợp nhiều loại nhựa khác nhau cùng với nhau", ông nói.

Bằng một phương pháp đơn giản chẳng khác gì việc ném đống nhựa vào trong một cái lò và đốt nóng chúng, Pol có thể biến khối chất dẻo đó thành những khối cầu các-bon sạch nhỏ bé có đường kính chỉ vài micrô-mét.

Những khối cầu này có thể dẫn nhiệt và điện và có thể rất hữu dụng trong một loạt các ứng dụng từ lốp xe đến pin, chất bôi trơn.

Việc thêm các khối cầu vào lốp chẳng hạn có thể làm tiêu hao sức nóng được phát ra từ sự ma sát với mặt đường, giúp bảo vệ cao su khỏi bị chảy.

Những khối cầu các-bon nhỏ bé cũng rất hữu dụng trong các chất bôi trơn, mực toner, thuốc màu và bộ lọc, ông Pol nói.

Không chỉ là làm chảy nhựa phế thải và ép lại chúng, quá trình của ông Pol tiếp tục làm nóng các túi nhựa hoặc các phế thải nhựa vượt qua điểm tan chảy. Ông giữ vật liệu này trong một thùng gắn xi có khả năng tạo sức ép khiến khối vật liệu ngày càng nóng hơn và trở thành một dạng khí đốt.

Tại nhiệt độ và áp suất cao trong thùng nén, nhựa bị phân ly vào các nguyên tố của nó. Nếu thùng chứa được đổ đầy khí trơ thay vì không khí, hy-đrô trong nhựa sẽ trở thành khí đốt hy-đrô, có thể thu gom và sử dụng như là nhiên liệu hy-đrô.

Chất các-bon trong nhựa tạo thành các khối cầu hay những khối có hình dạng giống quả trứng tùy thuộc vào loại phế thải chất dẻo được sử dụng trong lò phản ứng. Kích thước và hình dáng giống nhau khiến các khối cầu đặc biệt hữu dụng cho các ứng dụng cụ thể như lọc.

Ông Pol đang nhận được rất nhiều đề nghị về công trình của mình và đang tiếp tục phát triển một lò phản ứng có kích thước lớn hơn để chuyển quy trình này từ phòng thí nghiệm tới một địa điểm nào đó có khả năng thương mại hóa.

"Với quy trình này, chúng ta không cần phải bỏ tiền mua khí đốt dầu để tạo ra các khối cầu hay xử lý các-bon. Nó thật sự mang lại lợi nhuận. Nó có thể tái sản xuất", ông Pol cho biết.

(Theo Discovery News // Hanoimoi Online)

  • Đĩa bay bắt đầu xuất hiện thường xuyên tại Matxcơva
  • Một vài tế bào não cũng đủ để… nhận thức
  • Khủng hoảng nguồn nước
  • Khoa học ngày nay: Tìm thấy dấu chân khủng long ở Công viên kỷ Giu-raTìm thấy dấu chân khủng long ở Công viên kỷ Giu-ra
  • Niên đại "thóc khảo cổ": Chờ kết quả giám định
  • Protein tơ nhện từ sữa dê có thể chế áo chống đạn
  • Phương pháp giúp kim loại tự phục hồi khi bị hỏng
  • Trên Sao Hỏa từng tồn tại biển có diện tích lớn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị