Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vì một hành tinh “thông minh” hơn

Thế giới đang trở nên nhỏ hơn và “phẳng” hơn. Năm 2009, sẽ có người thứ hai tỷ kết nối mạng Internet.


IBM đóng góp nguồn lực khoa học nghiên cứu chuỗi gene cây cacao - dự án phục vụ lợi ích của nông dân và đảm bảo nguồn cung sôcôla bền vững


Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, tiềm năng để phát triển kinh tế vẫn chưa được khai thác hết và kinh tế toàn cầu sẽ thực sự tăng trưởng nhanh chóng trong một thế giới “thông minh” hơn, với thắng lợi dành cho những người tiên phong trong ứng dụng công nghệ. Tôi cũng chia sẻ quan điểm này.

Xen giữa những tin tức về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra phức tạp, chúng ta có thể nhận thấy một nền kinh tế toàn cầu ngày càng trở nên thông minh hơn và nhạy cảm hơn với những diễn biến bất thường. Thế giới đang được liên kết chặt chẽ hơn bao giờ hết - không chỉ đơn thuần trong liên kết con người, mà cả giữa những hàng hóa trong mua bán và thậm chí là cả những nơi chúng ta sinh sống.

Tại Việt Nam, những lợi ích mà công nghệ và sự kết nối hữu hình hay vô hình mang lại ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Công nghệ đã có mặt tại hầu hết các ngành trong xã hội và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế. Tuy nhiên, trong một thế giới đang trở nên thông minh hơn, để có những bước phát triển nhảy vọt, công nghệ cần phải được nhìn nhận đa dạng và thực tế hơn nữa, bên cạnh những quan niệm thông thường về một hệ thống máy móc kết nối thông tin.

Lấy ví dụ về hệ thống phân phối điện. Theo báo cáo của Công ty Điện lực Hà Nội đưa ra tháng 10/2008, thất thoát điện do lưới điện xuống cấp tại Hà Nội tương đương 30 - 40% doanh thu ngành điện tại khu vực này. Một trong những giải pháp tốt nhất cho vấn đề này là lắp đặt lưới điện thông minh, cho phép người tiêu dùng theo dõi đồng thời cả mức tiêu thụ và chi phí điện năng của gia đình hay doanh nghiệp mình, từ đó họ sẽ tự điều chỉnh hoặc kiểm soát việc tiêu dùng điện.

Công nghệ này cũng giúp các công ty điện lực có một cái nhìn chi tiết về cách thức khách hàng sử dụng điện tại bất cứ thời điểm nào, qua đó có thể giúp điều phối giữa cung và cầu một cách hợp lý. Lưới điện thông minh cũng sẽ đưa các nguồn năng lượng tái sinh hòa vào lưới điện một cách dễ dàng hơn, đồng thời giúp mạng lưới ổn định hơn, có khả năng phản ứng tốt hơn trước các sự cố, tránh tình trạng mất điện trên mạng lưới. Nó cũng cho phép người vận hành nhận biết và giải quyết các nguy cơ xảy ra sự cố trước khi chúng phát triển thành các vấn đề nghiêm trọng.

Công nghệ cũng có thể tác động đến những lĩnh vực tưởng như hoàn toàn phụ thuộc vào con người, như giao thông. Hàng ngày, chúng ta chứng kiến tình trạng giao thông hỗn loạn với các tuyến đường kẹt cứng tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM, nhất là trong những giờ cao điểm. Tắc nghẽn giao thông gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.

IBM đã và đang hợp tác với cơ quan quản lý giao thông của nhiều thành phố trên khắp thế giới như Stockholm (Thụy Điển), Singapore, Luân Đôn (Anh) và Brisbane (Australia) để giải quyết việc tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm không khí do tình trạng này gây ra. Những sáng kiến quản lý hệ thống rất đa dạng, từ dự báo và mô hình hóa các nút giao thông dễ gây tắc nghẽn, cho đến các hệ thống thu phí giao thông năng động và thông minh.

Tại Stockholm, kể từ khi áp dụng hệ thống quản lý giao thông thông minh vào đầu năm 2006, hiện tượng tắc nghẽn giao thông đã giảm 25% và ô nhiễm không khí giảm từ 8 đến 40% (tùy thuộc vào loại ô nhiễm được đo đạc) và mức độ sử dụng giao thông công cộng đã tăng thêm 40.000 lượt/ngày.

Còn rất nhiều ví dụ về việc công nghệ góp phần thay đổi cuộc sống con người, như sử dụng công nghệ RFID để kiếm soát việc xử lý và vận chuyển rau hay thịt từ các nông trại, qua hệ thống cung ứng, tới các siêu thị, giúp các siêu thị kiểm soát tốt nguồn gốc thực phẩm nhập về. Công nghệ điện toán mạng lưới giúp rút ngắn thời gian nghiên cứu và phát triển các giống lúa tốt hơn, cho năng suất cao hơn và giàu dinh dưỡng hơn. Người ta cũng có thể sử dụng công nghệ để bảo vệ nguồn nước của các con sông, đồng thời góp phần ngăn lũ nhờ lắp đặt các hệ thống cảm ứng, các robot kiểm soát dòng chảy của các con sông.

Không ai có thể nói trước được tương lai, nhưng có một điều chắc chắn là cạnh tranh để phát triển sẽ trở nên khốc liệt hơn. Đồng thời, có thể khẳng định, công nghệ là yếu tố then chốt giúp thế giới trở nên thông minh hơn và hiệu quả hơn.

Vì thế, những người sớm nắm bắt và làm chủ công nghệ sẽ có được lợi thế để vượt lên trong cuộc cạnh tranh. Việc lựa chọn và quyết tâm đầu tư vào các hệ thống thông minh sẽ giúp các doanh nghiệp bắt kịp làn sóng tăng trưởng mới tác động tới tất cả các nền kinh tế hội nhập trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

(Theo báo Đầu tư)

  • 70% diện tích của “Hành tinh xanh” đã lộ diện
  • "Cha đẻ" sinh sản vô tính ở Mỹ từ trần
  • Nước - nguy cơ khủng hoảng mới cho toàn cầu
  • Những phát minh vì con người năm 2008
  • "Dế" Motorola làm từ chai nhựa đựng nước
  • Argentina sản xuất rượu vang từ cam
  • Mỹ: Lập khu bảo tồn biển lớn nhất thế giới
  • 4 triển vọng công nghệ năm 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị