Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Có ít doanh nghiệp dùng công nghệ sạch

Việt Nam mới chỉ có khoảng 200 doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp lớn áp dụng công nghệ sản xuất sạch, trong khi hơn 400.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn dùng công nghệ gây tác động xấu đến môi trường (tương đương 1/2000 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường).

 

Tại hội thảo quốc gia về sản phẩm và công nghệ thân thiện môi trường do Bộ Công thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 18/3, tại Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tài, Viện trưởng Viện chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường cho biết, nhận thức của các doanh nghiệp về lợi ích của nhãn sinh thái và sản xuất sạch hơn còn hạn chế.

Hiện nay, mới chỉ có 5% sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ đủ tiêu chuẩn dán nhãn sinh thái.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do chưa có quy định bắt buộc, chưa có tiền lệ dán nhãn sinh thái sản phẩm hàng hóa, thiếu cơ chế chính sách khuyến khích công bằng và thoả đáng.

Tại hội thảo, Thạc sĩ Nguyễn Văn Thanh, Phó cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và môi trường (Bộ Công thương) khẳng định còn tồn tại nhiều hạn chế trong quá trình phát triển công nghiệp môi trường ở Việt Nam.

Ông cho biết, nhận thức của doanh nghiệp về bảo vệ môi trường chưa cao, nhiều doanh nghiệp không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, các chế tài xử phạt chưa đủ mạnh.

Đặc biệt, uy tín của các nhà cung cấp công nghệ, thiết bị và dịch vụ môi trường trong nước chưa đủ sức thuyết phục; đồng thời đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ môi trường còn yếu và thiếu.

Tổng cục môi trường hiện đang xây dựng chương trình nhãn sinh thái sẽ áp dụng thí điểm vào năm nay và dự kiến đến năm 2011 mở rộng trên toàn quốc. Hiện nay, cũng bắt đầu xuất hiện sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường và có sản phẩm dịch vụ có nhu cầu được cấp nhãn sinh thái để quảng bá cho các nỗ lực bảo vệ môi trường.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng tập trung vào thảo luận về chính sách phát triển công nghiệp bền vững nhìn từ góc độ môi trường, định hướng phát triển công nghiệp môi trường Việt Nam, chính sách pháp luật về sản phẩm và công nghệ thân thiện môi trường tại Việt Nam, chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam quản lý và bảo vệ môi trường./.

( Theo TTXVN)

  • Đà Nẵng tìm giải pháp XD khu công nghệ cao
  • Ứng dụng có hiệu quả khoa học, công nghệ vào sản xuất
  • Phát huy tiềm năng, lợi thế của một trung tâm khoa học công nghệ
  • Ông Đỗ Trung Tá được bổ nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ nhiệm kỳ 2009-2013
  • Ứng dụng lò nung gạch bằng trấu phế thải
  • Việt Nam có thể có vệ tinh thứ hai vào năm 2012
  • 9 công trình đoạt giải sáng tạo kỹ thuật 2008
  • Công bố 10 sự kiện KH - CN nổi bật 2008
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị