Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công nghệ an toàn cho nhà máy điện hạt nhân

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)
Tại hội nghị quốc tế về "Công nghệ và an toàn nhà máy điện hạt nhân" ngày 17/6, các nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng trao đổi các vấn đề liên quan đến phát triển điện hạt nhân và đảm bảo an toàn cho nhà máy điện hạt nhân, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang có những khởi động cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.

Hội nghị có sự góp mặt của nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới đến từ Liên bang Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và hàng trăm nhà khoa học Việt Nam đã và đang làm việc trong lĩnh vực hạt nhân.

Trên cơ sở những tham luận tại hội nghị, các nhà khoa học của Việt Nam và các nước đã có nhiều chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, sử dụng, đào tạo nguồn nhân lực... cho điện hạt nhân.

Tại hội nghị, các nhà khoa học đã một lần nữa khẳng định trong quá trình phát triển điện hạt nhân, vấn đề an toàn và công nghệ luôn đóng một vai trò quan trọng, mang tính quyết định tới sự thành công của chương trình điện hạt nhân. Do vậy, các quốc gia có điện hạt nhân trên thế giới luôn hướng tới việc phát triển chương trình điện hạt nhân của mình một cách an toàn, an ninh và vì mục đích hòa bình.

Ở Việt Nam, để giải quyết nhu cầu điện năng cho phát triển đất nước, điện hạt nhân đã được xem như là một trong các giải pháp khả thi.

Các nghiên cứu cho phát triển điện hạt nhân đã được các cơ quan có liên quan thực hiện liên tục và có hệ thống từ năm 1996 đến nay.

Ngày 25/11/2009, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận với tổng công suất là 4.000MW, gồm hai nhà máy Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, trong đó mỗi nhà máy gồm hai tổ máy (công suất mỗi tổ máy khoảng 1.000MW).

Ngày 4/5/2010, Chính phủ cũng đã có quyết định thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận.

Theo lộ trình thực hiện, Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ được khởi công xây dựng vào năm 2014, đưa tổ máy đầu tiên vào vận hành năm 2020.

Hội nghị do Cục an toàn bức xạ và hạt nhân cùng Viện Phát triển công nghệ, truyền thông và hỗ trợ cộng đồng (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp tổ chức./.

Hồng Ninh (TTXVN/Vietnam+)

  • Biến tảo thành chất dẻo
  • Tìm thấy con bướm khổng lồ ở Việt Nam
  • Việt Nam sản xuất sắt xốp bằng công nghệ tiên tiến
  • Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt an toàn cho người dân
  • Sản xuất nhiệt điện từ trấu
  • Phát hiện hơn 500 hóa thạch động vật cổ ở hang Mã Tuyển- Lào Cai
  • Quảng Bình: Thuyền du lịch “xanh” nhận giải sáng tạo VIFOTEC
  • "Hai lúa" chế tạo máy phun thuốc bảo vệ thực vật
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị