PGS, TS Nguyễn Lân Cường, Phó tổng thư ký Hội khảo cổ học Việt Nam cho biết: Hang Mã Tuyển nằm ở độ cao gần 800 mét so với mực nước biển, dài 90 mét, chỗ rộng nhất là 17 mét. Các hiện vật hóa thạch thu được thuộc 12 quần động vật (họ gấu, họ tê giác, họ voi, họ nhím, họ dúi, họ hươu nai, họ lợn, họ sừng gãy, họ ngựa, họ chó, họ khỉ, họ chuột). Đặc biệt, tại đây còn tìm thấy răng voi Palaeoloxodon naumanni (voi răng kiếm) hóa thạch; răng heo vòi và cả xương ống động vật hóa thạch; niên đại thuộc giai đoạn hậu kỳ Pleistocenne (kỳ Cánh Tân), ít nhất cách nay khoảng 5 đến 7 vạn năm.
Ở Việt Nam chỉ có vài địa điểm tìm được răng của gấu tre và voi răng kiếm, trong đó có Mã Tuyển. Có điều kiện khai quật sâu, rất có thể ở khu vực Mã Tuyển sẽ tìm thấy răng hóa thạch của đười ươi (Pongo) và răng của người khôn ngoan (Homo sapiens sapienes). Riêng ở huyện Mường Khương, ngoài hang Mã Tuyển, còn có nhiều hang động khác, như hang Hàm Rồng (xã Tung Chung Phố), hang Séo Tủng (xã Lùng Khấu Nhin), hang Nấm Oọc (xã Nấm Lư)... có thể có hóa thạch động vật cổ.
Được biết, Lào Cai là tỉnh thứ 10 trong cả nước phát hiện hóa thạch động vật cổ.
(Theo Quốc Hồng // Báo Nhân dân điện tử)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com