Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công nghệ theo túi tiền

Anh Đông giới thiệu tủ cấy mô do anh tự thiết kế. Ảnh: Viết Trọng.

Nhu cầu vốn để đầu tư nhà vườn công nghệ cao là rất lớn, nhưng chỉ được đáp ứng một cách nhỏ giọt. Vì thế những nhà vườn ở Đà Lạt đã có những sáng tạo trong việc áp dụng công nghệ vào sản xuất trong điều kiện hạn hẹp về vốn để trở thành vùng trồng rau, trồng hoa hàng đầu cả trong nước.

Nông dân tự làm...công nghệ cao

Ngần ngừ mãi người nhà anh Đông mới đưa tôi đi xem phòng cấy mô của gia đình. “Thôi xem làm gì, xấu hổ lắm. Người ta có tiền mua cả bộ thiết bị đúng chuẩn về sử dụng, còn gia đình tôi ít tiền nên tự thiết kế rồi thuê người làm lấy mà dùng”, vợ anh Đông cười nói.

Là cơ sở nhân giống, nuôi cấy mô hơn 15 năm nay tại vùng rau, hoa Đa Thiện, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm đồng, những năm trước cơ sở của anh Đông chỉ sản xuất giống rau, nhưng gần đây anh đã chuyển sang sản xuất hoa giống.

Trên diện tích gần 4.000 mét vuông của gia đình, anh Đông xây dựng một cơ sở cấy mô, vườn ươm hoàn chỉnh, thuê nhân công làm việc hàng ngày. Điểm đặc biệt trong phòng cấy mô của cơ sở là những thiết bị “made in Dalat” ít người biết, gồm năm tủ cấy mô có vỏ ngoài làm bằng gỗ do anh Đông tự thiết kế, bốn nồi hấp tiệt trùng bằng thép không gỉ do một thợ cơ khí ở Đà Lạt làm theo đơn đặt hàng của anh.

Anh Đông cho biết tủ cấy mô trước đây trong nước chưa sản xuất được, phải nhập khẩu, giá lên đến cả trăm triệu đồng. Gần đây trong nước đã sản xuất được tủ cấy mô, giá khoảng 30 triệu đồng. Không đủ tiền mua tủ cấy mô nhập ngoại vào thời điểm đó, anh tự mày mò nghiên cứu, sau đó thuê thợ đóng thùng gỗ, còn thiết bị bên trong anh lặn lội xuống TPHCM mua về lắp vào, chỉ tốn chi phí khoảng 25 triệu đồng. “Cơ bản là thiết bị lọc vô trùng bên trong, còn phần vỏ ngoài không khó lắm”, anh nói.

Còn nồi hấp áp suất tiệt trùng ngoại nhập có giá 70-80 triệu đồng một cái, trong khi anh đặt hàng cho người quen sản xuất tốn chi phí chưa đến 6,5 triệu đồng. Thành công từ sản phẩm đầu tiên, đến nay người thợ này đã làm cho anh Đông bốn nồi hấp áp suất. Trông bề ngoài những thiết bị này không được đẹp như nồi nhập ngoại với lỉnh kỉnh ốc vít vặn tay, nhưng anh Đông cho biết khi vận hành thì số lượng sản phẩm như nhau (1 mẻ hấp trong 55 phút cho 100 chai nửa lít), chất lượng không thua kém sản phẩm ngoại nhập. Điều đáng nói là nồi hấp có thể dùng bằng điện hoặc gas phòng khi cúp điện.

Nhờ thiết bị rẻ nên khấu hao thiết bị ít, chi phí bảo hành thiết bị cũng thấp, giá thành cây giống làm ra anh Đông cũng bán ở mức vừa phải cho nhà vườn. Mỗi năm từ phòng nuôi cấy mô và vườn ươm của mình, anh Đông cung cấp cho nông dân quanh vùng nhiều giống hoa các loại như cúc, cẩm chướng, salem, baby, đồng tiền…

Để nông dân không tự bơi

Nồi hấp tiệt trùng bằng thép không gỉ do anh Đông thiết kế. Ảnh: Viết Trọng.

Có thể thấy muốn áp dụng công nghệ tiên tiến vào trồng trọt, người nông dân trồng rau, trồng hoa ở Đà Lạt đang phải tự bơi vì không đủ vốn đầu tư. Thay vì làm nhà kính bằng khung sắt chi phí cho mỗi héc ta lên đến cả tỉ đồng như các doanh nghiệp có vốn lớn, nông dân đã làm khung nhà kính bằng tầm vông. Các thiết bị tưới tự động nhập khẩu giá cao đã được thay thế bằng thiết bị sản xuất trong nước hoặc bằng đồ tự chế giá rẻ. Hệ thống chiếu sáng cho hoa thay vì mắc bài bản, đảm bảo độ sáng theo đơn vị diện tích nhưng không đủ vốn nên nông dân tùy theo túi tiền mà “cải tiến” cho phù hợp.

Theo tính toán của Phòng Kinh tế Đà Lạt, để ứng dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, những nhà vườn ở Đà Lạt cần số vốn đầu tư rất lớn, khoảng 2 tỉ đồng/héc ta. Rõ ràng với mức đầu tư này, nhiều nhà vườn khó có thể đáp ứng được.

Chính vì vậy, trong gần 3.200 héc ta nhà kính, nhà lưới áp dụng các công nghệ mới ở Lâm Đồng hiện nay, không ít diện tích trong số này người nông dân ít vốn đang phải áp dụng công nghệ cao theo cách riêng của họ, mỗi người làm mỗi kiểu. Bên cạnh những điểm được, cách làm này cũng bộc lộ những hạn chế, cụ thể nhất là sản phẩm không đồng nhất về chất lượng.

Để việc áp dụng công nghệ cao đồng bộ hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất hoa nhằm tạo ra các sản phẩm đồng bộ, đủ số lượng đảm bảo cho xuất khẩu, mang lại giá trị cao hơn, theo ông Trần Huy Đường, Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt, đã đến lúc ngành chức năng cần tạo thuận lợi cho nông dân, nhà sản xuất vay vốn đảm bảo suất đầu tư theo hướng công nghệ cao.

“Tại sao ngư dân đánh bắt xa bờ hoặc ngành công nghiệp nhập máy móc, thiết bị nhà xưởng thì được vay vốn dài hạn trong khi người sản xuất hoa muốn đầu tư công nghệ, thiết bị tiên tiến để sản xuất có hiệu quả hơn thì chỉ được vay vốn với tỷ lệ thấp và thời hạn không quá ba năm”, ông Đường đặt câu hỏi.

(Theo Viết Trọng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • TPHCM: Nuôi cấy thành công tế bào gốc nhung hươu sao
  • Chế tạo thành công gạch siêu cách nhiệt
  • Hệ thống tưới phun mưa bán di động cỡ nhỏ
  • Người sáng chế ăng-ten Sóng Vàng
  • Máy phát điện chạy bằng khí sinh học bi-ô-ga
  • Cách mới để chế tạo pin mặt trời
  • Máy thổi lá cao su giúp phòng chống cháy kịp thời
  • Bảo tồn, khôi phục loài cá cóc Tam Đảo quý hiếm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị