Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Để có 1 triệu nhân lực công nghệ thông tin năm 2020

Tổng số nhân lực tham gia trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin đạt 1 triệu đến năm 2020 (bao gồm nhân lực hoạt động trong nước và nhân lực tham gia xuất khẩu).
 
Đây là mục tiêu được đưa ra trong Đề án Sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi cuối tháng 9/2010.

Tuy nhiên, theo nhận định của ông Nguyễn Trường Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học FPT, trong cuộc hội thảo với Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam vào cuối tuần trước, nếu cứ để phát triển tự phát, thì con số 1 triệu nhân lực nói trên chỉ là ước mơ.

Nhận định trên được ông Tùng chứng minh bằng con số thí sinh đăng ký tham gia thi tuyển vào chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông năm 2010. “Mùa tuyển sinh 2010, số thí sinh dự thi công nghệ thông tin và truyền thông giảm, nhiều ngành liên quan đến kỹ thuật công nghệ phải đóng cửa vì không có thí sinh”, ông Tùng nói.

Theo tính toán của giới chuyên môn, để có được 1 triệu nhân lực cho ngành công nghiệp công nghệ thông tin vào năm 2020, mỗi năm, cần đào tạo ít nhất 100.000 sinh viên, tương đương khoảng gần 20% số thí sinh học đại học, cao đẳng hàng năm (có nghĩa là, cứ 5 người học, thì có 1 người học ngành công nghệ thông tin và truyền thông).

Trong khi đó, theo khảo sát của Trường Đại học FPT, với trên 10.000 học sinh thuộc các trường phổ thông trung học tại Hà Nội, chỉ có 6,8% có nguyện vọng lựa chọn nghề nghiệp là công nghệ thông tin và truyền thông, thấp hơn nhiều so với các nhóm ngành thuộc khối kinh tế, tài chính.

Còn theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến năm 2020, ngành công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam thiếu khoảng 200.000 nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.

Do đó, để đạt được con số 1 triệu nhân lực làm việc cho ngành công nghiệp công nghệ thông tin vào năm 2020, không những cần phải tuyên truyền về viễn cảnh của ngành, mà thậm chí, còn phải tính đến việc “chạy” chính sách ở tầng quản lý cao nhất của quốc gia để dỡ bỏ các rào cản và tạo điều kiện thuận lợi cho việc học, dạy và sử dụng nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông.

Cụ thể, về mặt chính sách, cần gỡ bỏ các rào cản hành chính pháp lý mang tính phi thị trường liên quan đến quy hoạch, thành lập, chỉ tiêu đào tạo, trần học phí, bù giá trường công…

“Việc đào tạo công nghệ thông tin và truyền thông nhằm cung cấp nhân lực cho ngành kinh tế mang tính thị trường, nên cần được dẫn dắt bởi các quy luật mang tính thị trường. Bên cạnh đó, cần có chính sách khuyến khích mở doanh nghiệp trong nhà trường và mở trường trong doanh nghiệp, khuyến khích mở các viện nghiên cứu trong các trường”, ông Tùng nhấn mạnh.

(Theo Báo đầu tư)

  • Gỗ sinh thái làm từ trấu
  • Dấu ấn trong đời sống
  • Giúp báo tin người thân gặp nạn
  • Nông dân lập phòng cấy mô
  • Dẫn thuốc đến tế bào ung thư
  • Gắn kết doanh nghiệp và nhà khoa học
  • Ngắm Phong Nha bằng thuyền composite
  • Thiết bị xử lý bụi quy mô nhỏ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị