Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp khoa học-công nghệ: Kinh doanh bằng kết quả khoa học-công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) vừa chủ trì Hội nghị triển khai Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19-5-2008 của Chính phủ về doanh nghiệp KH-CN cho gần 200 đại biểu từ các Sở KH-CN phía Nam và nhiều viện, trường khác. Nhiều ý kiến khúc mắc về việc triển khai doanh nghiệp KH-CN đã được giải đáp.

Doanh nghiệp KH-CN hoạt động theo Luật Doanh nghiệp

Doanh nghiệp KH-CN kinh doanh bằng kết quả KH-CN

và được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp.

Theo Thứ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân, mặc dù Nghị định (NĐ) 115/2005/NĐCP đã khá “mở” để tổ chức KH-CN tự chủ nhưng các nhà khoa học vẫn cho rằng chưa đủ “vùng vẫy” trong cơ chế thị trường. Vì vậy, Chính phủ tiếp tục ban hành NĐ 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học công nghệ (DNKHCN).

Theo đó, các cá nhân, tổ chức Việt Nam, nước ngoài có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đều có thể xin giấy phép thành lập DNKHCN. Cơ chế mở này không chỉ giúp đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm hàng hóa là kết quả KH-CN mà còn phát triển thị trường công nghệ, đồng thời tạo ra những biến chuyển lớn trong việc hình thành những tập đoàn tư nhân về KH-CN.

Theo Thông tư liên tịch số 06/TTLT-BKHCN-BTC-BNV hướng dẫn thực hiện NĐ 80, điều kiện để công nhận DNKHCN là hoàn thành việc ươm tạo và làm chủ công nghệ từ kết quả nghiên cứu KH-CN thuộc các lĩnh vực công nghệ: thông tin – truyền thông; sinh học; tự động hóa; vật liệu mới; bảo vệ môi trường; năng lượng mới; vũ trụ và một số công nghệ khác do Bộ KH-CN quy định. Đồng thời phải chuyển giao công nghệ hoặc trực tiếp sản xuất trên cơ sở công nghệ đã ươm tạo và làm chủ.

Theo Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ KH-CN Trần Văn Tùng, điều kiện này hoàn toàn phù hợp với đặc thù lĩnh vực KH-CN, bởi vì nếu không ươm tạo, làm chủ công nghệ hay được chuyển giao công nghệ thì lấy gì kinh doanh.

Mặt khác, đây là điểm khác biệt giữa DNKHCN và các loại hình doanh nghiệp bình thường khác. Tuy nhiên, theo ông Tùng thì DNKHCN, mặc dù là doanh nghiệp có điều kiện nhưng vẫn hoạt động theo Luật Doanh nghiệp hiện hành.

  • Kinh doanh bằng kết quả KH-CN

Theo Thông tư liên tịch số 06, hoạt động của DNKHCN là sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Nhưng các nhà khoa học thắc mắc, những kết quả KH-CN bắt nguồn từ ngân sách nhà nước sẽ thuộc về ai và liệu có được phép kinh doanh? Vì thực tế cho thấy, hầu hết các kết quả KH-CN đều do các viện, trường, các tổ chức KH-CN công lập tạo ra và đều được nhà nước cấp kinh phí qua các đề tài nghiên cứu, dự án…

Lý giải về điều này, đại diện Bộ KH-CN cho rằng, kết quả KH-CN được tạo ra do ngân sách nhà nước cấp toàn bộ kinh phí để nghiên cứu thì thuộc sở hữu Nhà nước. Còn kết quả KH-CN được tạo ra do ngân sách Nhà nước cấp một phần kinh phí nghiên cứu thì Nhà nước là chủ sở hữu đối với phần giá trị kết quả KH-CN theo tỷ lệ vốn đã bỏ ra.

Còn giao kết quả KH-CN thuộc sở hữu Nhà nước để kinh doanh, trước hết ưu tiên cho tổ chức KH-CN đã chủ trì nghiên cứu, hình thành kết quả đó. Song, Nhà nước cũng có thể giao cho các tổ chức KH-CN công lập (hoặc bộ phận của tổ chức KH-CN công lập) khác thực hiện chuyển đổi để thành lập DNKHCN và lựa chọn theo 2 phương thức: giao quyền sở hữu hoặc giao quyền sử dụng. Tổ chức KH-CN công lập (hoặc bộ phận của tổ chức KH-CN công lập) nhận kết quả KH-CN để chuyển đổi thành DNKHCN có trách nhiệm trả một lần giá trị quyền tác giả dưới hình thức là khoản vốn góp. Các đồng tác giả của kết quả KH-CN phải thỏa thuận tỷ lệ sở hữu của từng thành viên đối với quyền tác giả.

  • Địa phương: khó hình thành DNKHCN

Hầu hết các Sở KH-CN địa phương đều có Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật làm công tác triển khai, ứng dụng các kết quả KH-CN. Thế nhưng, theo ông Nguyễn Văn Rua, Giám đốc Sở KH-CN Bình Dương, công tác KH-CN địa phương làm dịch vụ là chính như chuyển giao kỹ thuật, tập huấn…, còn để thành lập DNKHCN thì hơi khó, vì để ươm tạo, nghiên cứu ra kết quả KH-CN kinh doanh được thì KH-CN địa phương chưa đủ sức.

Cùng quan điểm này, ông Lê Ngọc Tĩnh, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh Tây Ninh, cho rằng trung tâm của ông đang chuyển sang hoạt động theo NĐ 115/2005/NĐ-CP về tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã thấy khó vì cơ bản là phục vụ quản lý Nhà nước, tư vấn chuyển giao công nghệ chứ chẳng liên quan gì đến kinh doanh.

Vì vậy, ông Tĩnh đề xuất tách Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN của các địa phương thành 2: một làm quản lý nhà nước, một làm DNKHCN. Theo đại diện Bộ KH-CN, các địa phương có thể tách Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN ra để hình thành một DNKHCN, các viện, trường làm được thì các trung tâm cũng được phép làm.

Mặc dù đã được hướng dẫn cụ thể, tại hội nghị, một số đại diện Sở KH-CN địa phương vẫn băn khoăn vì chưa có đơn vị trực thuộc nào đủ khả năng để thành lập DNKHCN. Do đó, định hướng mà các địa phương nhắm tới vẫn là thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP.

Tuy nhiên, lãnh đạo Sở KH-CN các địa phương tin tưởng với sự hỗ trợ của Nhà nước, cụ thể là Bộ KH-CN, các địa phương sẽ hình thành DNKHCN để sớm thương mại hóa thành quả nghiên cứu, phục vụ đời sống sản xuất.

(Theo SGGP)

  • Chế tạo đồng hợp kim chống ăn mòn cao
  • Đà Lạt: Nuôi ấp thành công trứng cá hồi
  • Doanh nghiệp VN còn ít đầu tư đổi mới công nghệ
  • Đưa ra thị trường sản phẩm "nhà thông minh"
  • Bảo quản rau quả bằng bao bì không gây độc
  • Dùng rong biển và cá rô phi làm sạch nước ao nuôi tôm
  • Tìm thấy chất chống ung thư trong súp lơ xanh
  • Chế tạo thành công thiết bị biến đổi điện năng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị