Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dùng tro bếp xử lý nước giếng bị nhiễm sắt

 
Nước nhiễm sắt. (Ảnh minh họa: Internet)

Học sinh Phùng Thủy Tiên, lớp Hóa K19, trường Trung học phổ thông chuyên Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) đã thực nghiệm thành công và đưa ra biện pháp xử lý nước nhiễm sắt hiệu quả bằng tro bếp.

Công trình đã đoạt giải 3 cuộc thi quốc gia về "Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước" lần thứ 6 năm 2008 - 2009.

Trong nước ngầm, sắt phản ứng với một số thành phần khác tạo thành hiện tượng nước bị phèn sắt, có màu nâu đậm, do đó, các vật liệu tiếp xúc với nước giếng nhiễm sắt thường bị ố vàng nâu. Nước ngầm từ các vùng đất trũng thường chứa nhiều sắt.

Việc khai thác nước ngầm quá mức cũng làm mức nước ngầm hạ thấp xuống, làm tăng sự thâm nhập chất hữu cơ từ trên bề mặt vào nước và tăng hàm lượng sắt trong nước ngầm.

Từ việc nghiên cứu thực trạng này, chỉ bằng những vật liệu có sẵn tại địa phương, học sinh Phùng Thủy Tiên đã đưa ra biện pháp xử lý nước nhiễm sắt nêu trên.

Phương pháp xử lý này đơn giản, nguyên vật liệu dễ tìm, có thể tận dụng tro bếp là rác thải sinh hoạt, thân thiện với môi trường. Cách làm này có thể áp dụng quy mô hộ gia đình, nhất là những vùng người dân đang phải sử dụng nước giếng khoan.

Người dân có thể kiểm tra mức độ nhiễm sắt của nước bằng cách thử với nhựa chuối bằng việc lấy bẹ chuối băm nhỏ, vắt lấy nhựa cho vào mẫu nước thử. Kết quả nếu nước nhiễm sắt sẽ chuyển sang màu đỏ và mức độ nhiễm sắt tăng hay giảm tùy thuộc vào độ đậm của màu nước.

Sau đó, tro bếp được cho vào mẫu nước với liều lượng từ 5 đến 10g/l rồi để lắng trong vòng 15 phút. Các phản ứng hóa học xảy ra và hợp chất sắt không tan sẽ bị loại bỏ qua quá trình lọc.

Nước sau khi để lắng tro bếp sẽ được lọc 2 lần qua cát thạch anh. Sau đó, người dân có thể kiểm tra lại chất lượng nước đã qua xử lý bằng nhựa chuối hoặc pha với nước chè.

Tuy vậy, khi tiến hành lọc, người dân cũng không nên cho nhiều tro bếp vì nước sau khi xử lý xong sẽ hình thành một lớp màng trên bề mặt, khi bám vào các đồ dùng sinh hoạt sẽ rất khó rửa./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Tặng bằng khen đột xuất cho sáng chế vì nông dân
  • Thuốc trừ bọ đậu đen từ hạt cây có dầu
  • Ngành năng lượng VN: Tiếp cận thường xuyên với quốc tế 2009
  • 'Loa phường' xứ ta, xa lộ xứ người
  • Cú hích cho nền công nghệ điện tử Việt Nam
  • Người 50 năm gắn với công nghệ làm nước mắm siêu sạch
  • Thiết bị định vị giám sát phương tiện giao thông
  • Tạo được cầu vồng trong phòng thí nghiệm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị