Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khoa học làm tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa Việt

Đó là nội dung trong buổi sơ kết 3 năm thực hiện chương trình “Hỗ trợ và phát triển tài sản trí tuệ Doanh Nghiệp” (chương trình 68) của Bộ Khoa học và Công nghệ được tổ chức ngày 17.7, tại Hà Nội.

Tính đến nay đã có 58 trên tổng số 119 dự án được phê duyệt, trong đó 34 dự án liên quan hầu hết đến các nội dung của chương trình 68 được Cục sở hữu trí tuệ ký hợp đồng giao thực hiện đề án với các đơn vị chủ trì.

Theo Thứ trưởng bộ Khoa học và công nghệ Trần Quốc Thắng, năm 2005, Bộ chủ trì xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Chương trình 68 (giai đoạn 2005-2010) với mục tiêu nâng cao nhận thức và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp về bảo hộ sở hữu trí tuệ, thông qua việc hỗ trợ, xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ.

Đã có 29 đặc sản nổi tiếng được hỗ trợ, xác lập và quản lý, phát triển theo các dự án của chương trình (bưởi Đoan Hùng, hồi Lạng Sơn, cói Nga Sơn, nón lá Huế...), tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận (hoa Đà Lạt, hồ tiêu Chư Sê, đá Mỹ nghệ Non Nước...), quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể (chè Thái Nguyên, hồ tiêu Chư Sê..). Có 26 đặc sản được xem xét hỗ trợ trong năm 2010 như: vải thiều Hải Dương, chè Shan Tuyết Mộc Châu, chè Tân Cương Thái Nguyên.... 

Hướng dẫn nghiệm thu cơ sở 1 dự án “Xây dựng chỉ dẫn địa lý Văn Yên cho sản phảm làng quế”, tổ chức nghiệm thu 2 dự án: Chương trình chắp cánh thương hiệu, Xây dựng chỉ dẫn địa lý Lục Ngạn cho sản phẩm vải thiều. Hỗ trợ, đưa các kết quả nghiên cứu, sáng chế vào thực tiễn, phục vụ lợi ích dân sinh thông qua các dự án khai thác và áp dụng sáng chế như: sản xuất ZeolitNaX từ cao lanh, công nghệ kè bờ đất mềm yếu ở đồng bằng sông Cửu Long.

Đại diện một số sở KH&CN cho biết, sau khi sản phẩm được cấp và công bố giấy chứng nhận chỉ dẫn đăng ký địa lý, các đặc sản nổi tiếng ‘‘made in Việt Nam’’ đã trở thành sản phẩm nổi tiếng, giá bán đã tăng cao hơn trước như: Chè Shan Tuyết Mộc Châu tăng khoảng 15%, sản phẩm Vải thiều Lục Ngạn tăng từ 2-3,5 lần, giá gạo Tám Hải Hậu tăng 15-20%, Bưởi Đoan Hùng tăng 1,7-1,7 lần...

Mặc dù chương trình đã đem lại những lợi ích nhất định nhưng Thứ trưởng Trần Quốc Thắng thẳng thắn thừa nhận, hệ thống sở hữu trí tuệ vẫn chưa được khai thác hiệu quả, số lượng các dự án đủ điều kiện tuyển chọn cho thực hiện còn thấp, chưa đáp ứng được điều kiện đặt ra. Điều này thể hiện ở số lượng đơn, văn bằng bảo hộ (đặc biệt là sáng chế, giải pháp hữu ích) của Việt Nam còn rất ít. Hiện tượng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn diễn ra phổ biến và chưa có giải pháp mạnh để ngăn chặn, xử lý.

(Theo VNN/Tạp chí HĐ khoa học)

  • Kỷ niệm 20 năm xây dựng và phát triển sở KH&CN Quảng Trị
  • 3 triệu euro để đổi mới nghiên cứu khoa học
  • An Giang: Hội thảo trình diễn máy tỉa đậu phộng và máy tuốt củ đậu phộng
  • Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với Bộ KH&CN
  • Tiết kiệm 100 triệu đồng/chuyến biển nhờ máy lọc nước biển
  • Việt Nam sản xuất được các chuẩn đo lường
  • Việt Nam sản xuất hộp đen thông minh cho ôtô
  • Máy bóc vỏ lụa điều
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị