Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Một cách nhìn thực tế về điện toán đám mây

Minh họa: Khều.

LTS: Sau loạt bài về các xu hướng công nghệ mới tại Việt Nam, nổi bật là điện toán đám mây, TBVTSG nhận được bài viết của ông Hồ Thanh Tùng, Tổng giám đốc Oracle Việt Nam và Đông Dương, chia sẻ ý kiến về việc các doanh nghiệp và tổ chức có thể tối ưu hóa lợi ích từ công nghệ này trong khi giảm thiểu rủi ro về an ninh, chất lượng dịch vụ.

Điện toán đám mây đang ngày càng thu hút nhiều tổ chức tham gia áp dụng trong vài năm trở lại đây. Khả năng cho phép truy cập theo nhu cầu từ một bể tài nguyên điện toán dùng chung đang chứng minh sự hấp dẫn của nó đối với các trung tâm công nghệ thông tin (CNTT) bị giới hạn nhiều về điều kiện tài chính và chịu áp lực phải cung cấp dịch vụ tốt hơn với chi phí thấp hơn.

Sức lôi cuốn của điện toán đám mây là sự bảo đảm tính uyển chuyển và tiết kiệm chi phí thực. Nó cho phép người ứng dụng nhanh chóng truy cập tài nguyên điện toán khi cần, thường thông qua hình thức tự phục vụ và thanh toán cho mỗi lần sử dụng. Những nguồn tài nguyên điện toán này có thể mở rộng và thu hẹp tùy theo quy mô hoạt động tự nhiên của chu kỳ kinh doanh, loại trừ đi yêu cầu đầu tư quá mức.

Các khối hình thành nên điện toán đám mây bắt nguồn từ những kiến trúc phần cứng và phần mềm cho phép chia sẻ tài nguyên, ví dụ như hệ thống clustering (đơn vị lưu trữ), ảo hóa và phân bổ động. Điện toán đám mây là bước tiếp theo của các kỹ thuật và công nghệ đã hoàn thiện và kiểm thực: điện toán lưới, ảo hóa, dịch vụ chia sẻ và quản lý hệ thống. Nhiều trung tâm dữ liệu (data center) đã triển khai và ứng dụng các công nghệ này và phát triển thành trung tâm điện toán đám mây bằng cách mở rộng thêm các chức năng tự phục vụ, tự động giãn nở và trả lại (chargeback).

Điện toán đám mây công cộng, nội bộ và lai tạo

Điện toán đám mây chủ yếu được phân chia làm ba tầng dịch vụ: phần mềm như dịch vụ (Software as services), tức là khi các ứng dụng được hoàn chỉnh và được cung cấp như dịch vụ cho người sử dụng cuối; nền tảng như dịch vụ (Platform as services) tức là khi nền tảng phát triển ứng dụng và triển khai được cung cấp như dịch vụ; và cơ sở hạ tầng như dịch vụ (Infrastructure as services) tức là khi phần cứng máy chủ, hệ thống lưu trữ và mạng cùng với hệ điều hành kèm theo và phần mềm ảo hóa được cung cấp như dịch vụ.

Các dịch vụ này được cung cấp thông qua điện toán đám mây công cộng, nội bộ hoặc lai tạo (ghép giữa công cộng và nội bộ). Trong một đám mây công cộng, nhiều khách hàng cùng chia sẻ tài nguyên điện toán được cung cấp bởi một nhà cung cấp dịch vụ. Họ có quyền truy cập nhanh chóng đến các tài nguyên này và chỉ phải trả tiền cho những tài nguyên đã sử dụng như là một chi phí hoạt động. Mô hình này cung cấp sự giãn nở đàn hồi, do đó tài nguyên có thể mở rộng ra khi cần và co trở lại khi không cần dùng nữa.

Tuy đám mây công cộng cho nhiều lợi ích thiết thực, nhưng những mối băn khoăn về mặt an ninh, tuân thủ và chất lượng dịch vụ vẫn còn. Vì dữ liệu được lưu trữ bởi bên thứ ba, khách hàng phải tin tưởng vào nhà cung cấp dịch vụ về việc giữ an toàn cho dữ liệu của họ không bị thất thoát hoặc tránh khỏi sự truy cập không được cho phép, để tuân thủ các nguyên tắc về lưu trữ và sắp xếp dữ liệu, và có độ trễ thấp và tính sẵn sàng cao cho toàn bộ mạng lưới.

Trong một đám mây nội bộ, tài nguyên điện toán chỉ dành riêng cho một tổ chức và được kiểm soát bởi tổ chức đó. Các đám mây nội bộ chủ yếu được cài đặt tại trung tâm dữ liệu của tổ chức và được quản lý bởi lực lượng nội tại, nhưng cũng có thể được quản lý bởi một nhà cung cấp dịch vụ, trường hợp này được biết đến như là đám mây nội bộ ảo. Lợi ích chính của hình thức này nằm ở chỗ tổ chức đó kiểm soát được an ninh, tuân thủ và chất lượng dịch vụ.

Một đám mây lai tạo bắc cầu hoạt động trong cả đám mây công cộng lẫn nội bộ để phục vụ cho một ứng dụng duy nhất. Nó đòi hỏi tính tương tác hoạt động giữa hai đám mây và khả năng quản lý cả hai dưới một cách thức thống nhất. Nó cho phép doanh nghiệp giải quyết một khối lượng công việc ổn định trong đám mây nội bộ và “tràn ra” đám mây công cộng khi cao điểm, sau đó trả lại sức chứa vừa sử dụng cho bể công cộng khi không cần dùng nữa.

Phát triển đến điện toán đám mây

Có vài điều cần cân nhắc khi áp dụng mô hình đám mây, bao gồm đặc điểm của từng loại đám mây cụ thể và những vấn đề nội bộ và văn hóa của tổ chức và doanh nghiệp có thể gây cản trở cho việc ứng dụng các kiến trúc tương lai.

Một nền tảng kiến trúc doanh nghiệp là rất có giá trị trong việc đánh giá và thiết kế một cơ sở hạ tầng cho điện toán đám mây giúp đáp ứng được mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai.

Một nền tảng như vậy sẽ giúp kiến trúc sư định nghĩa được cả mục đích mang tính kiến trúc, phân tích các hệ thống cũng như các thiết kế kiến trúc kỹ thuật và đưa kế hoạch giảm thiểu rủi ro, quản trị doanh nghiệp và quản lý các thay đổi vào trong kế hoạch tổng thể.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Tạo nhiên liệu từ chất thải
  • Tái sinh cao su
  • Sản xuất điện từ chất thải chăn nuôi
  • Hướng tới công nghệ xanh
  • Kỹ thuật mới - Công nghệ mới: Máy ấp trứng gia cầm
  • Bộ kít phát hiện độc tố
  • Tin khoa học - kỹ thuật: Mô hình nhân giống và sản xuất khoai tây
  • Cải tiến lò hơi TMZ loại bỏ 100% bụi và mùi hôi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị