Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Phát triển thị trường công nghệ sẽ là ưu tiên số 1”

 
Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân cho biết, mặc dù thị trường công nghệ Việt Nam mới được hình thành nhưng đã có nhiều khởi sắc và hứa hẹn tiềm năng to lớn góp phần thương mại hoá các sản phẩm KH&CN. Vì vậy, Bộ trưởng nhấn mạnh trong thời gian tới “phát triển thị trường công nghệ sẽ là ưu tiên số 1”.

 

Giao dịch thiết bị công nghệ đạt khoảng 20 nghìn tỷ đồng

Thời gian qua, nhiều hoạt động xúc tiến phát triển thị trường công nghệ đã được triển khai, điển hình là các chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) được tổ chức định kỳ ở quy mô quốc gia, vùng, địa phương và cả ở quy mô quốc tế, các sàn giao dịch công nghệ thực và ảo. Hoạt động này đã tạo môi trường gắn kết nhà khoa học, nhà quản lý với nhà sản xuất, kinh doanh được xã hội đánh giá là một trong những hình thức hoạt động có hiệu quả để thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH&CN.

Theo thống kê của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, số lượng giao dịch mua bán công nghệ giai đoạn 2006-2010 đã tăng hơn 3 lần, tổng giá trị giao dịch thông qua các hợp đồng được ký kết đã tăng gần 2,5 lần so với giai đoạn 2001-2005 và đạt gần 6.000 tỷ đồng. Nếu tính cả công nghệ, thiết bị được giao dịch thông qua các Hội chợ sản phẩm mới thì tổng giá trị các hợp đồng mua bán công nghệ ước tính đạt khoảng 20.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, các chợ công nghệ và thiết bị ảo, chợ công nghệ và thiết bị thường xuyên khác với vai trò hỗ trợ các hoạt động hậu Techmart cũng đã được triển khai ở nhiều địa phương như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Định, Nghệ An, Thái Bình, Lâm Đồng, Đồng Nai, đã thường xuyên cung cấp thông tin về công nghệ và thiết bị mới cho các doanh nghiệp có nhu cầu tìm mua và hỗ trợ các đơn vị có công nghệ, thiết bị cần chào bán để thỏa thuận ký kết hợp đồng.

Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia, bà Lê Thị Khánh Vân cho biết: Sự tăng trưởng số lượng và giá trị hợp đồng ký kết tại các kỳ Techmart Vietnam khẳng định công nghệ trong nước có tính cạnh tranh và thực sự trở thành hàng hoá.

Đẩy mạnh thương mại hóa các kết quả nghiên cứu

Mặc dù, Techmart đã thu hút được nhiều tổ chức và cá nhân tham gia và tỷ lệ tăng trưởng giao dịch cao, nhưng thực tế vẫn tồn tại một số vướng mắc. Đó là, các tổ chức KH&CN chưa “mặn mà” chi phí vào hoạt động xúc tiến thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Bởi thực tế, chưa có quy định nào bắt buộc các chủ trì đề tài sau khi nghiệm thu đề tài cần phải công bố với xã hội kết quả thông qua Techmart.

Theo bà Lê Thị Khánh Vân, những hợp đồng ký kết tại các kỳ Techmart triển khai được khoảng 30% do đối tác không có đủ kinh phí. Các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ lẻ quan tâm đến công nghệ và kết quả nghiên cứu không đủ tiềm lực để triển khai. Do công nghệ mới, đối tác cần nhiều thời gian để xem xét và đánh giá. Hơn nữa, nhu cầu của thị trường biến động, khi triển khai hợp đồng, thị trường không còn nhu cầu nữa hoặc bị hàng Trung Quốc lấn sân.

Nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước cũng đánh giá thị trường công nghệ Việt Nam còn đang ở mức phát triển thấp; nguồn cung công nghệ trong nước còn nghèo nàn; số lượng và chất lượng giao dịch công nghệ còn hạn chế; mạng lưới tổ chức dịch vụ mua bán, chuyển giao công nghệ chưa phát triển…

Có những hạn chế này, theo các chuyên gia kinh tế là do trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của đất nước, hầu hết các doanh nghiệp nước ta chưa sẵn sàng và cũng chưa có nhiều động lực để đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) và đổi mới công nghệ. Đến nay, chỉ khoảng 0,1 - 0,3% doanh thu của các doanh nghiệp được đầu tư cho hoạt động này, trong khi đó đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp ở Ấn Độ khoảng 5% và Hàn Quốc là 10% doanh thu của doanh nghiệp. Năng lực tiếp thu, làm chủ và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nước ta không cao. Công nghệ được mua bán chủ yếu trên thị trường là thiết bị, máy móc và dây chuyền công nghệ toàn bộ. Các giao dịch mua bán công nghệ ở dạng tài sản trí tuệ như các pa-tăng, li-xăng và bí quyết công nghệ còn rất hạn chế.

Bên cạnh đó ,các tổ chức KH&CN trong nước chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu công nghệ của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của các tổ chức KH&CN trong nước được áp dụng vào sản xuất kinh doanh không cao. Ngay cả các đề tài có kết quả nghiên cứu khoa học được áp dụng vào sản xuất kinh doanh cũng không có nhiều đề tài đăng ký được văn bằng sáng chế; có nghĩa là các đề tài nghiên cứu dẫn đến công nghệ mới rất ít.

Phát triển các tổ chức trung gian

Trong thời gian tới để hỗ trợ các hoạt động giao dịch công nghệ triển khai thực hiện thành công và góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội hơn nữa, cần có các giải pháp thúc đẩy giao dịch công nghệ, cơ chế hỗ trợ cho các giao dịch chính thức tại Techmart và các sàn giao dịch ảo và thường xuyên.

Bà Lê Thị Khánh Vân cho rằng, cần kích cầu công nghệ, khuyến khích sử dụng công nghệ nội sinh bằng cơ chế tài chính. Cụ thể, Nhà nước nên hỗ trợ tài chính cho bên mua công nghệ nội sinh 30 - 50% tổng kinh phí mua công nghệ. Giải pháp này được Hàn Quốc, Malaysia và Trung Quốc triển khai rất hiệu quả. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho người ứng dụng công nghệ, thiết bị mới vào sản xuất, đặc biệt khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa; khuyến khích trao đổi thông tin, hợp tác về công nghệ; đào tạo đánh giá năng lực tiếp nhận và quản lý công nghệ cho các doanh nghiệp.

Cùng với đó, Nhà nước có chính sách hỗ trợ các tổ chức nghiên cứu phát triển và các trường đại học thành lập đơn vị chuyên trách về chuyển giao công nghệ. Các công nghệ ký kết tại Techmart sẽ được hỗ trợ về kinh phí thực hiện chuyển giao từ 30% - 50% tổng giá trị công nghệ. Bên cạnh đó, Nhà nước nên hỗ trợ một phần kinh phí hoặc tạo điều kiện cho các công nghệ, thiết bị đạt Cup vàng Techmart triển khai dự án. Hỗ trợ các công nghệ mới tham gia Techmart đăng ký sở hữu trí tuệ.

Để KH&CN Việt Nam phát triển hơn nữa, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, Bộ KH&CN đã quan tâm tạo lập môi trường pháp lý đảm bảo cho thị trường vận hành hiệu quả thông qua hệ thống pháp luật về thị trường công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng. Đồng thời là thúc đẩy cung – cầu công nghệ và các định chế trung gian, đặc biệt là quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp trong đầu tư đổi mới và chuyển giao công nghệ.
Hiện nay, Bộ KH&CN đã hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ Chương trình phát triển thị trường công nghệ với nhiều nội dung mới, trong đó đặc biệt coi trọng việc xây dựng hệ thống các tổ chức dịch vụ trung gian (tư vấn môi giới, đánh giá và định giá công nghệ…) giúp kết nối và thúc đẩy mạnh hơn nguồn cung- cầu công nghệ trên thị trường.
------------------
Theo truyenthongkhoahoc.vn
Đăng Minh – Mai Chi

  • Viên tiết kiệm xăng: Khó làm tăng nguy cơ cháy nổ
  • PGS, TS Phạm Bích San: Việt Nam đang thừa... nhà khoa học
  • 3G có thể thay thế ADLS?
  • Robot Việt Nam làm nóng Las Vegas
  • Dùng bùn đỏ xử lý ô nhiễm kim loại trong nước thải
  • 20 năm tạo giống lúa thơm ST
  • 10 sự kiện KH&CN của Việt Nam năm 2011
  • Đĩa bay TOSY của Việt Nam được yêu thích ở Mỹ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị