Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phú Thọ: Máy hái chè – Công nghệ mới trong thu hoạch

 

Cây chè đã có vị thế cao trong các mặt hàng nông sản và là một trong những loại cây công nghiệp mũi nhọn có giá trị xuất khẩu ở nước ta nói chung của tỉnh nói riêng. Đến nay, diện tích chè toàn tỉnh đã có trên 15 nghìn ha. So với nhiều ngành khác thì sản xuất chè là ngành công nghiệp đòi hỏi sử dụng nhiều lao động thủ công. Đặc biệt vào những tháng cao điểm chính vụ thu hoạch chè búp tươi (từ tháng 4 đến tháng 9) nhu cầu về lao động thu hái chè rất cao bởi chè cần được hái đúng lứa để đảm bảo chất lượng nguyên liệu cho chế biến.

Các hộ trồng chè có diện tích lớn đều thiếu lao động trong khi đó việc thuê nhân công rất khó khăn. Do vậy thường làm chậm và kéo dài lứa hái đã ảnh hưởng đến chất lượng chè nguyên liệu cho chế biến. Phương thức hái san chật đang được áp dụng phổ biến trong thu hái búp luôn tiềm ẩn nguồn sâu, bệnh phát sinh gây hại do tính chất gối nhau, bắc cầu giữa các lứa hái dẫn đến phải dùng thuốc BVTV nhiều lần gây nguy cơ bất an toàn cho sản phẩm chè.

Theo đó, việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến cơ giới hóa vào sản xuất chè là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay để giải quyết vấn đề thiếu nhân công, kiểm soát được chất lượng sản phẩm. Việc đưa máy hái chè vào sản xuất là bước đột phá trong công nghệ thu hoạch đã làm thay đổi quan niệm và tư duy của người lao động. Công cụ máy đã làm tăng năng suất lao động, cây chè được thu hái búp đúng kỹ thuật sinh trưởng phát triển khỏe, quản lý được sâu bệnh hại , chất lượng chè nguyên liệu, chè thành phẩm được nâng lên.

Từ năm 2007, Trung tâm khuyến nông đã xây dựng mô hình trình diễn chuyển giao công nghệ - ứng dụng máy hái chè (20 máy hái chè) cho bà con nông dân tại một số xã vùng trồng chè ở Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn, Đoan Hùng, Hạ Hoà. Ngay sau khi mô hình được triển khai đã thu hút sự quan tâm của nhiều hộ nông dân trong vùng. Với công suất của máy đạt từ 350 - 400 kg chè búp tươi trên 1 công máy hái, chỉ cần 2 người vận hành máy trong 8 giờ đồng hồ đã tăng năng suất gấp 8 - 10 công lao động hái thủ công bằng tay. Sử dụng máy hái làm giãn khoảng cách giữa các lứa hái khoảng từ 18-20 ngày, giảm chi phí thuê mướn nhân công, máy hái thu hoạch đồng loạt các búp chè trên bề mặt tán sẽ hạn chế được sự bắc cầu, lây lan của sâu bệnh so với phương thức thức hái san chật đang phổ biến, tạo điều kiện cho cây có bộ tán khỏe, cây sinh trưởng phát triển đồng đều hướng tới một ngành chè sản xuất an toàn và bền vững. Gia đình chị Đỗ Thị Hoa ở khu 16, Xã Ngọc Lập là một trong số hàng chục hộ trồng chè ở Yên Lập đã sớm ứng dụng máy thu hái chè vào sản xuất. Từ không có đủ lao động trong vụ thu hoạch chè, khó khăn thuê mướn nhân công đến nay khi đã có máy hái chè gia đình chị lại là người trực tiếp đi thu hái chè búp tươi cho các hộ trồng chè trong vùng. Máy hái đã tạo điều kiện cho bà con nông dân trong vùng yên tâm sản xuất góp phần phát triển kinh tế gia đình.

Từ thành công bước đầu chuyển giao mô hình điểm của máy hái chè, nhu cầu mở rộng mô hình ra các vùng trồng chè trên địa bàn tỉnh tăng lên nhanh chóng. Năm 2008, Trung tâm tiếp tục chuyển giao ứng dụng máy hái chè đến các huyện trọng điểm là 20 chiếc. Từ kết quả các mô hình đến nay theo có khoảng trên 500 máy ở khắp các huyện. ứng dụng công nghệ mới và lựa chọn sản phẩm có chất lượng tốt, thương hiệu uy tín đến với bà con nông dân là một trong những tiêu chí quan trọng trong chuyển giao. Trung tâm đã tham khảo trên thị trường các sản phẩm của Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản... và chọn máy hái chè có thương hiệu Ochai của Nhật Bản với tính năng tiện lợi cho người sử dụng, máy gọn nhẹ (9 kg), tiếng nổ êm dịu, vận hành tốt ở điều kiện môi trường nước ta và giá thành phù hợp được nông dân chấp nhận, chi phí nhiên liệu từ 1,2 - 1,3 lít xăng/ 9 giờ chạy máy. Nếu như 3 năm về trước việc sử dụng máy hái chè vẫn còn xa lạ đối với người làm chè. Vì một chiếc máy có mức đầu tư 18 - 20 triệu đồng và phải qua nhiều khâu trung gian. Nhưng nay chỉ với 2/3 số tiền trên người nông dân đã có thể sở hữu một chiếc máy thu hái chè.

Hiện nay sử dụng máy hái chè trong thu hái còn được các cơ sở sản xuất, chế biến chè quan tâm, bởi nó tạo ra các sản phẩm chè xuất khẩu có chất lượng ổn định, an toàn. Đây cũng là vấn đề cốt lõi tạo nên thương hiệu mà các doanh nghiệp chè của cả nước đang tìm lộ trình và giải pháp phù hợp.  Có thể nói máy hái chè là một TBKT mới với tính ưu việt mang lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân đã được nhân rộng ra sản xuất, giúp giải phóng sức lao động, tăng hiệu quả thu nhập, góp phần thực hiện cơ giới hóa sản xuất ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

(Theo Tạp chí HĐ Khoa Học)

  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Ứng dụng công nghệ cao cho mãng cầu ra trái vụ
  • Hội thảo: Định hướng và giải pháp phát triển KH&CN Việt Nam 2010-2020
  • Nhân ngày hội Tái chế chất thải 2009 - Nói về “xã hội tuần hoàn vật chất”
  • Học sinh Việt nhận học bổng của Tổng thống Mỹ
  • Nghiên cứu sinh VN tại Đức trao đổi kinh nghiệm
  • Khởi công làng đại học Đà Nẵng
  • Khánh thành 2 phòng thí nghiệm thiết kế vi mạch tại TP HCM
  • 2.000 tỷ đồng cho Đề án đào tạo nguồn nhân lực KH-CN hạt nhân Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị