Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tàng hình nhờ phân tử tráng bạc

Một số nhà khoa học cho rằng, phân tử na-nô tráng bạc lơ lửng trong nước sẽ tạo ra loại vật liệu mềm và linh hoạt - thành phần chính để tạo ra vật vô hình. Ji-Ping Huan ở ÐH Phúc Ðán (Trung Quốc) và đồng nghiệp vừa đề xuất loại chất lỏng chứa quặng sắt có đường kính 10 na-nô mét, phủ bằng một lớp bạc dày năm na-nô mét.

Khi không có từ trường, phân tử na-nô tráng bạc sẽ nổi trên mặt nước, nhưng khi có từ trường thì những phân tử đó sẽ tự tập hợp lại thành các chuỗi với độ dài phụ thuộc vào lực của từ trường. Các chuỗi này có thể hút nhau để tạo thành những cột dày hơn. Những cột này sẽ nằm theo hướng của từ trường. Nếu chúng hướng thẳng đứng trong môi trường nước, ánh sáng chiếu vào bề mặt nước sẽ bị bẻ cong. Thuộc tính này có thể áp dụng để tạo ra các thiết bị tàng hình: làm cho ánh sáng bao quanh một vật (không chạm tới vật để phản chiếu hình ảnh của vật vào mắt người) khiến nó trở nên vô hình. Ngoài ra, có thể ứng dụng vào thấu kính để nắm bắt chi tiết tốt hơn bất kỳ kính hiển vi nào.

Bộ nhớ bằng chất dẻo

Các nhà nghiên cứu tại Ðại học Tô-ki-ô đang thử nghiệm một loại bộ nhớ mềm dẻo, có thể cuốn lại được để thích hợp với các thiết bị di động. Hiện nay bộ nhớ flash được ứng dụng rất rộng rãi đối với các máy nghe nhạc mp3, ca-mê-ra, các loại thẻ nhớ khác nhau, bộ nhớ qua cổng USB... Nhưng nhược điểm của chúng là tốc độ chưa nhanh như ổ đĩa cứng và giá thành còn khá đắt. Cho nên, bộ nhớ bằng chất dẻo với giá thành rẻ sẽ là sự thay thế hợp lý. Theo trang mạng TechnologyReview, các nhà khoa học Nhật Bản sử dụng polymer và ô-xít nhôm làm vật liệu chính để sản xuất bộ nhớ dẻo. Nguyên mẫu của nó là 676 tế bào ghi nhớ được xếp lên một màng nhựa dẻo, có thể ghi và đọc dữ liệu 1.000 lần. Ðây chính là yếu điểm mà các nhà nghiên cứu cần tiếp tục khắc phục khi so sánh với khả năng ghi và đọc của bộ nhớ si-li-con flash (100 nghìn lần).

Nhật Bản phát hiện bốn thiên thạch nhỏ ở Nam Cực

Các nhà khoa học Nhật Bản mới đây đã phát hiện bốn thiên thạch nhỏ ở Nam Cực khi đang thám hiểm dãy núi Sor Rondane. Theo Viện quốc gia Nghiên cứu Mặt trời (NIPR) của Nhật Bản, trong quá trình thám hiểm núi Sor Rondane ngày 4-1-2010, một nhóm nhà khoa học của viện đã phát hiện bốn vật thể có hình dạng giống như đá trên Trái đất, có kích thước khoảng 1cm.

Nhưng kết quả phân tích sau đó cho thấy những vật thể này là thiên thạch bởi chúng có các chất mà trên Trái đất không tồn tại. Các nhà khoa học hy vọng những thiên thạch này sẽ có ích cho việc nghiên cứu quá trình hình thành vũ trụ và các hành tinh. Từ năm 1969 đến nay, các đội quan sát Nam Cực của Nhật Bản đã phát hiện khoảng 16 nghìn 200 thiên thạch, chiếm gần 30% tổng số thiên thạch tìm thấy trên Trái đất. Vị trí phát hiện bốn thiên thạch mới cách Trạm quan sát Showa của Nhật Bản 600 km về phía tây.

(Theo báo Nhân dân)

  • Phát triển nguồn năng lượng mới
  • Máy sản xuất bột trát tường
  • Vinasat 1: Gian nan giành chủ quyền quốc gia
  • Dịch vụ quyết định “tuổi thọ” SIM
  • Máy ép mẫu bê-tông 200 tấn
  • Thiết bị cho cá ăn tự động
  • Ninh Thuận: Phát hiện loài thằn lằn mới ở Vườn Quốc gia Núi Chúa
  • Anh kỹ sư trẻ và những giống lúa mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị