Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất hoa kiểng

Cuối tuần qua, Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TPHCM (Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao) phối hợp Trung tâm Công nghệ sinh học TP tổ chức hội thảo ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất hoa kiểng…

Diện tích hoa kiểng tăng vượt dự kiến

Theo TS Trần Viết Mỹ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu KHKT và Khuyến nông TPHCM, dù việc chuyển dịch sang nền nông nghiệp đô thị ở TP chưa thật sự đồng đều giữa các huyện, quận ven nhưng thời gian qua đã có sự chuyển động khá mạnh, nhất là các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh…

Năm 2003, trước khi TP có Quyết định 718 về việc phê duyệt chương trình phát triển hoa kiểng - cá cảnh, diện tích hoa kiểng toàn TP chỉ có 591 ha, còn đến tháng 6 năm nay đã tăng lên 1.401ha, vượt 16,8% mục tiêu đề ra năm 2010 (1.200ha).

Các loại hoa nhiệt đới với chủng loại khá phong phú tỏ ra phù hợp với nông nghiệp đô thị TPHCM. Ba dòng hoa nhiệt đới chủ đạo phát triển thời gian qua là mai vàng cùng với kiểng, bon sai; hoa nền và lan cắt cành. Nếu như mai vàng, kiểng, bonsai và hoa nền đã được trồng từ lâu, trong đó, riêng diện tích mai vàng tăng từ 190 ha năm 2003 lên 495 ha thì thời gian này, diện tích lan cắt cành tăng mạnh nhất và trải đều ở quận 12, Bình Tân, Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn…

Năm 2003, diện tích lan cắt cành mới chỉ có 20 ha, nhưng đến tháng 6-2010 đã là 179ha. Chủng loại lan cắt cành khá phong phú như Cattlaya, Vanda, Phalaenopsis, Cena, Arachus…, nhưng trồng nhiều nhất là Mokara (44,8%), Dendrobium (39,6%). So với Thái Lan, quốc gia hàng đầu trồng loại hoa này, ngành trồng lan cắt cành ở TPHCM còn rất non trẻ, cần được trang bị kỹ thuật canh tác nhất định. Dù sao, việc tăng nhanh diện tích trong thời gian qua cho thấy lan cắt cành có thể trở thành mặt hàng thế mạnh của nông nghiệp đô thị TPHCM.

Vườn lan của Khu nông nghiệp công nghệ cao để sưu tập, lai tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới.

Sẽ có giống hoa “made in TPHCM”? Mặc dù diện tích trồng lan cắt cành tăng mạnh, nhưng vẫn chưa thấm vào đâu so với nhu cầu tiêu thụ ở TPHCM và cả nước.

Ông Trương Hoàng, Phó ban Thường trực Ban Chỉ đạo Phát triển nông nghiệp nông thôn TP, cho biết, số liệu chính thức Thái Lan cung cấp cho đoàn TP tham quan và tìm hiểu về nền công nghiệp lan cắt cành của Thái Lan cho thấy, năm 2009, bằng con đường chính ngạch, Thái Lan đã xuất qua Việt Nam, chủ yếu là TPHCM, gần 23 triệu cành lan Dendrobium, hơn 153.000 cành lan Mokara, hơn 2,5 triệu lan chậu...

Điều này cho thấy, thị trường tiêu thụ nội địa của mặt hàng này vẫn còn nhiều, chưa nói đến xuất khẩu. Chỉ tính riêng chuyện sản xuất quy mô nhỏ, giá thành lan của nông dân TP luôn cao hơn Thái Lan (nơi cung cấp giống)… Do vậy, việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất hoa kiểng là một yêu cầu bức xúc của bà con. Chỉ có việc ứng dụng những thành tựu mới giúp nông dân phòng chống hiệu quả bệnh trên hoa, nâng cao năng lực nhân giống, tiến tới tạo ra giống hoa “made in TPHCM”. Về vấn đề này, TS Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM, cho biết, từ 4 năm trước, trung tâm đã ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô thực vật vào việc nhân giống nhanh hoa kiểng, đặc biệt là trên cây lan.

Ứng dụng hệ thống ngập chìm tạm thời cho hiệu quả rất cao, như có thể nhân nhanh hoa lan, tỷ lệ sống rất cao, cây con khỏe mạnh hơn so với công nghệ truyền thống. Hiện nay, mỗi năm trung tâm cung cấp 100.000 - 150.000 cây hoa kiểng các loại cho các nơi.

Trung tâm cũng đã lai tạo 92 tổ hợp lai và đưa vào phòng thí nghiệm - 28 cặp trong số này đã nảy mầm và 8 cặp thành cây con. Từ số này, sau khi chọn lọc, kể cả sử dụng đột biến phóng xạ, hy vọng sẽ chọn lọc ra được giống mới, tạo dựng bản quyền Việt Nam.

Trung tâm còn ứng dụng công nghệ gen để nghiên cứu và tạo ra các kit PCR, nhờ đó các phòng thí nghiệm sẽ phát hiện nhanh bệnh trên hoa. Trung tâm cũng đang nghiên cứu chuyển gen kháng virus vào hoa lan… 

(Theo CÔNG PHIÊN // SGGP Online)

  • Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam: Khảo nghiệm nhiều giống lúa cạn chất lượng cao
  • Lúa Thành Dền là lúa Khang dân
  • Chế tạo thành công tàu hút bùn công nghệ khí nén
  • Nghiên cứu khoa học ở Việt Nam Thiếu một môi trường khoa học, công bằng !
  • Gạch ngói làm từ xà bần
  • Ứng dụng công nghệ “đất hóa đa” sản xuất gạch không nung
  • Giám đốc công ty cơ khí tự chế tạo máy tuốt lạc
  • Máy xử lý rác thải thành phân vi sinh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị