Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vi phạm bản quyền phần mềm đã giảm

Ông Nguyễn Mạnh Quý (trái), Trưởng văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TPHCM trao bản khuyến cáo cho đại diện Phong Vũ. Ảnh: Hoa Phạm

Mức độ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam đã giảm thêm 2%, xuống mức 83% trong năm 2010, đánh dấu lần giảm đầu tiên sau 3 năm liên tiếp từ 2007 đến 2009 tỷ lệ này đứng yên ở mức 85%.

Tuy nhiên, trong năm 2010, giá trị thương mại của các phần mềm không có bản quyền được cài đặt trên máy tính cá nhân ở Việt Nam lại tăng lên 412 triệu đô la Mỹ so với mức 353 triệu đô la Mỹ trong năm 2009.

Các con số nói trên được Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) công bố trong báo cáo điều tra vi phạm bản quyền phần mềm toàn cầu năm 2010 của tổ chức vừa công bố ngày 1-6 nhằm đánh giá tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm trên toàn thế giới.

Bản điều tra được tiến hành đánh giá tại 116 nước trên thế giới (bao gồm Việt Nam) do BSA phối hợp thực hiện với IDC - hãng nghiên cứu thị trường và dự báo trong ngành công nghệ thông tin của Mỹ.

Điểm mới của báo cáo này là khảo sát ý kiến công chúng đối với người sử dụng máy tính cá nhân về những thái độ và hành vi của công chúng liên quan đến nạn vi phạm bản quyền phần mềm do hãng nghiên cứu về các vấn đề xã hội Ipsos Public Affairs thực hiện. Khảo sát này cho thấy có sự ủng hộ cao đối với quyền sở hữu trí tuệ, với 70% đối tượng được khảo sát cho biết sẵn sàng trả phí cho người sáng tạo ra sản phẩm để khuyến khích phát triển tiến bộ công nghệ hơn nữa.

Khảo sát chỉ ra rằng vấn đề hiện nay là nhiều người sử dụng máy tính cá nhân vẫn còn chưa hiểu rõ liệu những phương thức thông thường khi tìm kiếm một phần mềm để sử dụng, như chỉ mua một giấy phép phần mềm duy nhất để sử dụng cho nhiều máy tính hay tải về chương trình phần mềm từ một mạng chia sẻ ngang hàng (P2P network), có phải là hợp pháp hay không hợp pháp.

Theo ông Đào Anh Tuấn, đại diện của BSA tại Việt Nam, kết quả này càng khẳng định việc cần tăng cường tuyên truyền cho người sử dụng rằng tải về phần mềm từ các mạng P2P thường là một hành vi bất hợp pháp, cũng như cài đặt phần mềm đã mua để sử dụng chỉ cho một máy tính trên nhiều máy ở nhà hay ở văn phòng cũng là vi phạm bản quyền.

Đầu tháng 4 vừa qua, BSA đã hợp tác với Cục Bản quyền tác giả Việt Nam và Thanh tra Bộ Văn hóa- Thể thao & Du lịch đã khởi động chiến dịch tuyên truyền cho các cơ sở kinh doanh máy tính nhằm xóa bỏ tình trạng cài đặt phần mềm không có bản quyền vào máy tính mới khi bán cho khách hàng.

BSA là tổ chức ủng hộ ngành phần mềm, có mặt ở 80 nước trên thế giới nhằm mở rộng thị trường phần mềm và tạo điều kiện cho sáng tạo và tăng trưởng của ngành. Thành viên của BSA bao gồm Adobe, Agilent Technologies, Apple, Aquafold, ARM, Arphic Technology, Autodesk, AVEVA, Bentley Systems, CNC/Mastercam, Corel, Siemens, Sybase, Symantec, Tekla, Thai Software Enterprise, và The MathWorks.

Những con số khác từ cuộc điều tra

- Tổng giá trị thương mại của các phần mềm bị vi phạm ở khu vực châu Á Thái Bình Dương lên đến 18,746 tỉ đô la Mỹ. Tính trên toàn cầu, giá trị phần mềm bị vi phạm đã tăng lên mức 59 tỉ đô la Mỹ, tức là gần gấp đôi so với mức khi điều tra lần đầu vào năm 2003.

- Một nửa trong số 116 quốc gia và lãnh thổ được điều tra trong năm 2010 có tỷ lệ vi phạm từ 62% trở lên, với tỷ lệ vi phạm bình quân toàn cầu là 42%.

- Những nền kinh tế mới nổi đã trở thành một yếu tố thúc đẩy vi phạm bản quyền phần mềm. Tỷ lệ vi phạm ở các nước đang phát triển cao gấp 2,5 lần so với những nước phát triển; giá trị thương mại của các phần mềm bị vi phạm (31,9 tỉ đô la Mỹ) chiếm hơn một nửa giá trị vi phạm của toàn thế giới.

- Những lợi ích của phần mềm hợp pháp được nhắc đến nhiều nhất trên toàn thế giới là do yếu tố được hỗ trợ kỹ thuật (88%) và được bảo vệ trước nạn tin tặc và mã độc (81%).

- Đa số người sử dụng máy tính cá nhân trên thế giới cho rằng quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đem lại những lợi ích kinh tế cụ thể: 59% số người được điều tra trên toàn thế giới cho rằng quyền sở hữu trí tuệ đem lại lợi ích cho nền kinh tế; 61% cho rằng quyền sở hữu trí tuệ tạo thêm số việc làm.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Thủ tướng duyệt đề án hội nhập công nghệ quốc tế
  • 2020: 100% doanh nghiệp có sản phẩm chủ lực
  • Bất ngờ với gạo than
  • Thị trường “ngoại” của Viettel có 83 triệu dân
  • Thách thức cho mô hình Groupon ở Việt Nam
  • Xây dựng công viên phần mềm đầu tiên ở Hà Nội
  • Vườn ươm công nghệ cao: Gian nan khẳng định tính hiệu quả
  • Năm 2014, Việt Nam phóng vệ tinh viễn thám
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị