Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 10 nước gia công phần mềm

picture
Năm 2015, các doanh nghiệp công nghệ thông tin có thể sản xuất một số linh kiện thay thế nhập khẩu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức phê duyệt đề án đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông.

Hướng chủ đạo của đề án này là đưa công nghệ thông tin và truyền thông trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, với tăng trưởng hàng năm cao gấp 2 - 3 lần tăng trưởng GDP.

Mục tiêu cụ thể đầu tiên mà đề án đưa là phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông. Theo đó, đến năm 2015, 30% số lượng sinh viên công nghệ thông tin, điện tử viễn thông tốt nghiệp đại học đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ tham gia thị trường lao động quốc tế, tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt trên 50%.

Tới năm 2020, 80% sinh viên công nghệ thông tin và truyền thông tốt nghiệp ở các trường đại học đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế, tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt trên 70%.

Đề án cũng đặt ra mục tiêu, tới năm 2015, Việt Nam đứng trong top 15 quốc gia dẫn đầu thế giới về dịch vụ gia công phần mềm, nội dung số và vượt lên top 10 vào năm 2020.

Ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin phải trở thành lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất trong các ngành kinh tế. Các doanh nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam làm chủ thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu.

Với mục tiêu này, đến năm 2015, các doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông tin có đủ năng lực thiết kế và sản xuất một số phần cứng và linh kiện thay thế nhập khẩu, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu chế tạo vi mạch tích hợp.

Trong lĩnh vực hạ tầng băng rộng, đến năm 2015, Việt Nam sẽ cơ bản hoàn thành mạng băng rộng đến các xã, phường trên cả nước, kết nối Internet đến tất cả các trường học; phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 85% dân cư; Việt Nam đứng thứ 65 trở lên trong bảng xếp hạng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU);

Năm 2020, sẽ hoàn thiện mạng băng rộng đến hầu hết số thôn, bản; phủ sóng thông tin di động băng rộng 95% dân cư; đứng thứ 55 trở lên trong bảng xếp hạng của ITU (nằm trong nhóm 1/3 nước dẫn đầu trong bảng xếp hạng).

Đề án cũng sẽ hỗ trợ những doanh nghiệp công nghệ thông tin lớn mở rộng thị trường để vươn tầm khu vực và thế giới, hướng tới có một số doanh nghiệp đạt doanh thu 10 tỷ USD vào năm 2015 và 15 tỷ USD vào năm 2020.

(Theo Vneconomy)

  • Hà Nội khai trương cơ sở sản xuất RAT VietGap Giải bài toán rau sạch
  • Chuyên ngành Ngoại khoa Hà Nội: Ứng dụng kỹ thuật: Thước đo trình độ
  • Việt Nam giành giải nhì cuộc thi Robocon quốc tế
  • Nghiên cứu điều trị bệnh xuất huyết não
  • Việt Nam sản xuất được cồn tuyệt đối độ sạch cao
  • Thử nghiệm tạo trầm trên cây dó bầu
  • Việt Nam quan tâm đến vấn đề an toàn sinh học
  • Nhân giống 5 loài cây quý tại Phong Nha-Kẻ Bàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị