Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam quan tâm đến vấn đề an toàn sinh học

(Ảnh minh họa: Minh Đông/TTXVN)
Chính phủ Việt Nam ưu tiên phát triển công nghệ sinh học trong quá trình công nghiệp hóa công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước nhưng cũng rất quan tâm đến vấn đề bảo đảm an toàn sinh học.

Phát biểu tại hội thảo khu vực châu Á chuẩn bị cho cuộc họp các bên tham gia Nghị định thư Catagena về an toàn sinh học ở Hà Nội ngày 7/9, ông Bùi Cách Tuyến, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh Việt Nam nhận thức rất rõ những rủi ro tiềm ẩn của công nghệ sinh học hiện đại và sẽ thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế để giải quyết vấn đề này.

Theo ông Tuyển, hội thảo lần này là cơ hội để Việt Nam học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về an toàn sinh học với các nước.

Tại hội thảo này, các đại biểu đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Phillippines, Ấn Độ, Campuchia, Đài Loan, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Sri Lanka và Việt Nam sẽ tập trung thảo luận các vấn đề chính như việc lưu trữ, vận chuyển, đóng gói và nhận dạng sinh vật biến đổi gen; quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong vận chuyển quá cảnh các sinh vật biến đổi gen.

Các bên cũng thảo luận về trách nhiệm pháp lý và bồi thường; đánh giá và quản lý rủi ro; nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng; đề ra kế hoạch chiến lược và chương trình của cuộc họp các bên tham gia của Nghị định thư.

Nghị định thư Catagena về an toàn sinh học có hiệu lực từ năm 2003, thể hiện nỗ lực quốc tế đối với vấn đề bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi những rủi ro do ngành công nghệ sinh học hiện đại gây ra. Việt Nam tham gia Nghị định thư này năm 2004.

Hội thảo do Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Cơ quan dịch vụ về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học và Chương trình An toàn sinh học của Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế phối hợp tổ chức nhằm chuẩn bị cho cuộc họp lần thứ 5 của các bên tham gia Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học, diễn ra tại Nhật Bản vào tháng 10 tới./.
 
Ngọc Dung (Vietnam+)

  • Nhân giống 5 loài cây quý tại Phong Nha-Kẻ Bàng
  • Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất hoa kiểng
  • Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam: Khảo nghiệm nhiều giống lúa cạn chất lượng cao
  • Lúa Thành Dền là lúa Khang dân
  • Chế tạo thành công tàu hút bùn công nghệ khí nén
  • Nghiên cứu khoa học ở Việt Nam Thiếu một môi trường khoa học, công bằng !
  • Gạch ngói làm từ xà bần
  • Ứng dụng công nghệ “đất hóa đa” sản xuất gạch không nung
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị